Ở Việt Nam, rừng ngập mặn đã và đang bị đe dọa bởi áp lực phát triển kinh tế và biến đổi khí hậu. Báo cáo này nhằm phân tích các cơ hội và thách thức đối với quản lý rừng và bảo vệ rừng ngập mặn ở Việt Nam.
Nghiên cứu cho thấy người dân địa phương đánh giá cao vai trò của rừng ngập mặn trong cung cấp nguồn sinh kế và thu nhập, tạo cảnh quan hấp dẫn, các dịch vụ môi trường rừng và giảm nhẹ tác động của thiên tai liên quan đến biến đổi khí hậu. Nhiều cộng đồng sẵn sàng đóng góp từ 2-20 USD mỗi năm cho một quỹ ủy thác để bảo vệ rừng của cộng đồng. Nhiều chính sách và các chương trình dự án được ban hành và thực hiện nhằm thúc đẩy các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Điều này đã giúp tăng cường thực thi pháp luật, nâng cao nhận thức của địa phương về vai trò và tầm quan trọng của việc duy trì rừng ngập mặn và kiểm soát chuyển đổi rừng ngập mặn sang các hoạt động kinh tế khác. Các chính sách của Chính phủ và các dự án phát triển cũng hỗ trợ nâng cao năng lực, cây giống và tài chính cho các hoạt động trồng và bảo vệ rừng ngập mặn tại các điểm nghiên cứu. Ngoài ra, các khuyến khích tài chính mới như chi trả dịch vụ môi trường rừng (PFES) đang nổi lên như một nguồn tài chính tiềm năng để hỗ trợ cho bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn trong tương lai. Hành động tập thể để bảo vệ rừng ngập mặn được công nhận và quảng bá rộng rãi ở hầu khắp các điểm nghiên cứu. Ở một số nơi, người dân có các hành động phản đối việc chuyển đổi rừng ngập mặn sang các mục đích kinh tế khác.
Nhiều chính sách và dự án cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để bảo vệ rừng ngập mặn. Tuy nhiên, các hỗ trợ và khuyến khích này bị hạn chế bởi quyền sử dụng đất không ổn định, chiếm dụng đất, lợi ích nhóm, chia sẻ lợi ích không công bằng và trách nhiệm không rõ ràng giữa các cơ quan quản lý ở cấp trung ương, cấp tỉnh và địa phương. Việc tiếp cận thông tin về cả chính sách và dự án là khó khăn đối với người dân địa phương. Hệ thống giám sát và đánh giá, các cơ chế khuyến khích của các chính sách và dự án chưa tạo ra hiệu quả cao và sự tuân thủ pháp luật còn hạn chế. Các chính sách và dự án đang tập trung vào cung cấp các khuyến khích cho phục hồi rừng ngập mặn và chưa chú trọng tới duy trì và bảo tồn các vùng rừng ngập mặn hiện có. Các hỗ trợ tài chính chủ yếu được thiết kế để chi trả chi phí nhân công, cây giống cho phục hồi rừng ngập mặn và các hoạt động tuần tra bảo vệ rừng và chưa giải quyết triệt để các nguyên nhân trực tiếp gây ra mất rừng và suy thoái rừng.
Bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn hiệu quả đòi hỏi có sự thay đổi chính sách về quy hoạch sử dụng đất nhằm giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của mất rừng và suy thoái rừng. Các nguyên nhân này hầu hết xuất phát từ các chương trình phát triển kinh tế của quốc gia và tỉnh, đặc biệt là mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản, phát triển cơ sở hạ tầng, du lịch, vv. Phối hợp liên ngành cần được tăng cường để nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Ngoài các hỗ trợ và khuyến khích người dân và cộng đồng tham gia phục hồi rừng ngập mặn, cần có các chính sách hỗ trợ và khuyến khích phù hợp để quản lý bền vững diện tích rừng ngập mặn hiện có. Tăng cường sự tham gia của người dân và cộng đồng địa phương trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn đặt ra yêu cầu về cách tiếp cận nhạy cảm về giới và đảm bảo các điều kiện cần thiết để thực hiện, bao gồm các chính sách được thực thi tốt, chia sẻ lợi ích minh bạch và có trách nhiệm giải trình, sự tham gia đầy đủ của các bên liên quan trong quá trình ra quyết định liên quan đến rừng ngập mặn.
Topic: mangroves, climate change, ecosystem services, land use, deforestation, degradation
Geographic: Viet Nam
Series: CIFOR Occasional Paper no. 198
Pages: 57
Publisher: Bogor, Indonesia, Center for International Forestry Research (CIFOR)
Publication Year: 2019
ISBN: 978-602-387-123-0
DOI: https://doi.org/10.17528/cifor/007405
Altmetric score:
Nguồn: https://www.cifor.org/library/7405/
Tin mới nhất
- Kỷ yếu "Hội nghị Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lĩnh vực Lâm nghiệp" 2023
- Kỷ yếu Hội thảo khoa học “Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ Lâm nghiệp: Thành tựu và định hướng phát triển”
- Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng
- Át lát cấu tạo, tính chất gỗ và tre Việt Nam Tập 2
- Átlát cây rừng Việt Nam - Tập 7
Các tin khác
- Sách chuyên khảo Phục hồi quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn với phát triển bền vững vùng Tây Nguyên
- Đặc điểm lâm học các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam
- The distribution of powers and responsibilities affecting forests, land use, and REDD+ across levels and sectors in Vietnam
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH VÀ QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT
- KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THÂN GỖ