Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

  1. Quyết định thành lập, chức năng, nhiệm vụ

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng (Research Institute of Forest Industry) trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tổ chức sắp xếp lại Trung tâm Nghiên cứu và Chuyển giao công nghệ Công nghiệp rừng, Phòng Nghiên cứu chế biến lâm sản, Phòng Nghiên cứu Bảo quản lâm sản và Phòng Nghiên cứu Tài nguyên thực vật rừng theo Quyết định số 3135/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn và tham gia đào tạo về lĩnh vực Công nghiệp rừng.

Nhiệm vụ: Nghiên cứu cơ bản có định hướng và nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về lĩnh vực Công nghiệp rừng. Thực hiện các hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ vào sản xuất; Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết với các tổ chức, cá nhân về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ. Tham gia đào tạo tiến sỹ, liên kết đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về KH&CN trong lĩnh vực theo quy định; Tư vấn lập dự án, giám sát, thẩm tra, thẩm định, dự toán các chương trình, dự án, công trình lâm nghiệp; Tư vấn giám định gỗ và lâm sản; Tư vấn khảo nghiệm hiệu lực thuốc bảo quản lâm sản; Triển khai SXTN trên cơ sở ứng dụng kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực Công nghiệp rừng.

  1. Cơ cấu tổ chức và nhân sự:

Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng, bao gồm: Ban lãnh đạo Viện và 07 đơn vị trực thuộc (Văn phòng Viện, 04 Bộ môn, 01 Phòng thí nghiệm chuẩn Vilas và 01 Trung tâm chuyển giao công nghệ).

Tổng số cán bộ viên chức, người lao động: 46 người, trong đó 18 tiến sỹ, 15 thạc sỹ (trong đó có 05 người đang là NCS), 09 kỹ sư – cử nhân và 04 nhân viên.

Viện trưởng       :           TS. Bùi Duy Ngọc

Phó Viện trưởng:           TS. Nguyễn Đức Thành

TT Các đơn vị trực thuộc Trưởng đơn vị
1 Văn phòng Viện TS. Vũ Đình Thịnh
2 Bộ môn Khoa học gỗ TS. Vũ Thị Hồng Thắm
3 Bộ môn Chế biến lâm sản TS. Nguyễn Văn Định
4 Bộ môn Bảo quản lâm sản TS. Bùi Thị Thủy
5 Bộ môn Cơ khí và Công trình lâm nghiệp TS. Lê Xuân Phúc
6 Phòng thí nghiệm vật liệu và Công nghệ gỗ TS. Nguyễn Bảo Ngọc
7 Trung tâm Chuyển giao công nghệ Công nghiệp rừng ThS. Hà Tiến Mạnh

 

  1. Lĩnh vực hoạt động chính:

– Nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ: Thực hiện công tác nghiên cứu KH&CN và chuyển giao công nghệ theo chức năng nhiệm vụ được giao, bao gồm các lĩnh vực chính: Nghiên cứu cơ bản về khoa học gỗ và lâm sản ngoài gỗ, công nghệ chế biến lâm sản, công nghệ bảo quản lâm sản, cơ khí và công trình Lâm nghiệp,…

– Đào tạo và hợp tác quốc tế: Thực hiện đào tạo sau đại học theo chức năng được giao về một số lĩnh vực như: Kỹ thuật chế biến lâm sản, kỹ thuật bảo quản lâm sản,… Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng luôn coi trọng việc phát triển hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo nhân lực. Viên luôn duy trì quan hệ hợp tác với các tổ chức nghiên cứu khoa học ở một số nước như: Úc, Trung Quốc, Phần Lan, Hoa Kỳ…

– Thực hiện các hoạt động dịch vụ KH&CN: Tư vấn xây dựng dự án, thiết kế và thi công các công trình lâm nghiệp; Thử nghiệm tính chất của gỗ, tre nứa,… vật liệu có nguồn gốc từ gỗ, xác định các thành phần hóa gỗ, lâm sản; Giám định chủng loại gỗ, vật liệu từ gỗ, lâm sản ngoài gỗ; Khảo nghiệm hiệu lực thuốc bảo quản lâm sản, thuốc phòng, trừ sinh vật gây hại lâm sản,…

 

  1. Cơ sở vật chất:

Trụ sở chính của Viện được đặt tại tầng 4 và tầng 5 nhà 7 tầng của Viện KHLN Việt Nam. Ngoài các Bộ môn nghiên cứu chuyên sâu theo từng chuyên ngành, Viện còn có 01 phòng thí nghiệm Vật liệu & Công nghệ gỗ đã được công nhận phù hợp theo ISO/IEC 17025 mang số hiệu VILAS 971, 02 phòng thí nghiệm chuyên ngành (Phòng thí nghiệm công nghệ gỗ và hóa lâm sản; Phòng thí nghiệm bảo quản lâm sản). 01 Trung tâm chuyển giao công nghệ công nghiệp rừng (02 Xưởng gia công tạo mẫu thí nghiệm và 01 bãi thử tự nhiên,…).

 

  1. Những thành tích đạt được:

Viện NC Công nghiệp rừng là cơ sở nghiên cứu khoa học cơ bản và ứng dụng đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực Công nghiệp rừng. Viện luôn nằm trong tốp đầu các Viện nghiên cứu chuyên ngành trực thuộc Viện KHLN Việt Nam có số công trình khoa học công bố nhiều trên các tạp chí trong và ngoài nước. Với thế mạnh là Viện nghiên cứu đầu ngành về Công nghiệp rừng, Viện luôn đẩy mạnh hướng nghiên cứu ứng dụng, nhiều sản phẩm của các đề tài KHCN đã được đưa vào sản xuất thử nghiệm và ứng dụng hiệu quả trong khoa học và đời sống, một số kết quả tiêu biểu như: Công bố được 62 bài báo quốc tế, 106 bài báo trong nước, tham gia biên soạn và xuất bản được 05 cuốn sách tiếng Việt và tiếng nước ngoài; xây dựng 46 TVCN trong đó 34 TCVN đã được ban hành; được Bộ NN&PTNT công nhận 11 tiến bộ kỹ thuật, Cục sở hữu trí tuệ cấp 02 bằng độc quyền sáng chế và Cục bảo vệ thực vật cấp 01 chứng nhận thuốc bảo quản lâm sản; ngoài ra, các cán bộ trong Viện còn được nhận nhiều giải thưởng, bằng khen, giấy khen cao quí như: Bằng lao động sáng tạo, Bằng khen Bộ trưởng, giải thưởng Bông lúa vàng, nhiều giấy khen, bằng khen và giải thưởng cao quí khác.

 

  1. Định hướng phát triển:

– Ổn định tổ chức bộ máy, xây dựng chiến lược phát triển cho giai đoạn mới, tạo cơ chế chính sách phù hợp khuyến khích và khai thác hiệu quả tiềm năng nguồn nhân lực có chất lượng cao.

– Đẩy mạnh các nghiên cứu cơ bản để tạo nền tảng cơ sở khoa học cho các nghiên cứu ứng dụng chuyên sâu, đặc biệt là các nghiên cứu đặc biệt là nghiên cứu tạo vật liệu mới thay thế gỗ tự nhiên. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất nông lâm nghiệp: sản xuất cây giống, trồng, bảo vệ và chăm sóc rừng, khai thác vận xuất và chế biến gỗ, lâm sản.

– Đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ KHCN, chuyển giao công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, kết quả nghiên cứu vào sản xuất.

  1. Địa chỉ liên hệ:
Tên tiếng Việt: Viện Nghiên cứu Công nghiệp rừng

Địa chỉ: trụ sở chính: số 46-phường Đức Thắng-quận Bắc Từ Liêm-Hà Nội

Điện thoại: (+84-24)37525632 Fax: (+84-24)37525632

Email: viencnr@vafs.gov.vn Website: www.rifi.gov.vn

 

[logo-slider]