Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ

Quyết định thành lập:

Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ (Non Timber Forest Products Research Centre – NTFPRC) trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại Trung tâm Nghiên cứu Lâm đặc sản theo Quyết định số 3131/QĐ-BNN-TCCB ngày 13/12/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

Cơ cấu tổ chức và nhân sự:

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm gồm: Ban lãnh đạo và 06 đơn vị trực thuộc.

Tổng số viên chức, lao động hợp đồng là 38 người, trong đó: 01 Phó Giáo sư, Tiến sĩ; 01 Tiến sĩ, 03 Nghiên cứu sinh, 11 Thạc sỹ, 12 Kỹ sư và Cử nhân, 10 Cao đẳng và Kỹ thuật viên.

Giám đốc: TS. Phan Văn Thắng

Phó Giám đốc: ThS. Lương Thế Dũng; ThS. Phùng Nhuệ Giang.

TT Các đơn vị trực thuộc Trưởng đơn vị
1 Văn Phòng Trung tâm ThS. Nguyễn Lâm Tuấn
2 Bộ môn Tài nguyên Lâm sản ngoài gỗ ThS. Tạ Minh Quang
3 Bộ môn Kỹ thuật Gây nuôi trồng ThS. Nguyễn Thị Chuyền
4 Bộ môn Chế biến Lâm sản ngoài gỗ TS. Phan Văn Thắng (phụ trách)
5 Trạm Nghiên cứu Thực nghiệm Hoành Bồ ThS. Trương Tuấn Anh
6 Trạm Nghiên cứu Thực nghiệm Mây, Tre ThS. Phùng Nhuệ Giang (phụ trách)

Lĩnh vực hoạt động chính:

Trung tâm Nghiên cứu Lâm sản ngoài gỗ có chức năng nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế, tư vấn dịch vụ và tham gia đào tạo về lĩnh vực lâm sản ngoài gỗ (LSNG) trên phạm vi cả nước, theo quy định của pháp luật, cụ thể:

– Nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng tổng hợp về lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật;

– Xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế kỹ thuật, kỹ thuật lâm sản ngoài gỗ theo nhiệm vụ được giao và quy định của pháp luật;

– Hợp tác quốc tế, liên doanh, liên kết về nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ; tham gia đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực về khoa học và công nghệ về LSNG;

– Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ; chuyển giao khoa học, công nghệ về lĩnh vực LSNG vào sản xuất;

– Tư vấn lập dự án; tư vấn giám định, giám sát, thẩm tra, thẩm định hồ sơ, dự toán các chương trình, dự án đầu tư lâm nghiệp, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu các sản phẩm và công nghệ phù hợp có liên quan đến lĩnh vực LSNG.

Cơ sở vật chất

– Văn phòng Trung tâm tại Hà Nội: Diện tích 2.260 m2; Phòng làm việc, Phòng thí nghiệm công nghệ sinh học và phòng Chế biến LSNG với đầy đủ trang thiết bị .

– Trạm Nghiên cứu Thực nghiệm LSNG tại Quảng Ninh: Hệ thống nhà làm việc 2 tầng và nhà làm việc 1 tầng; Hệ thống vườn ươm công nghệ cao 5.000 m2 quy mô sản xuất 1 triệu cây/năm.

– Trạm Nghiên cứu Thực nghiệm Mây, Tre tại Lào Cai: Hệ thống nhà làm việc 2 tầng diện tích 250 m2; Hệ thống vườn ươm công nghệ cao 3.000 m2 quy mô sản xuất 0,5 triệu cây/năm; 105 ha mô hình rừng thí nghiệm và đất lâm nghiệp phục vụ nghiên cứu; Diện tích 227,5 ha mô hình rừng thí nghiệm và đất lâm nghiệp phục vụ nghiên cứu.

Những thành tích đã đạt được

– 01 giống Sa nhân tím mới – SNT.HB.018 có năng suất cao, tính chống chịu tốt và được trao giải thưởng Bông lúa vàng lần thứ 3 năm 2018;

– Tuyển chọn 1.600 cây trội; xây dựng trên 500 ha rừng giống chuyển hóa; 100 ha mô hình khảo nghiệm hậu thế kết hợp với làm vườn giống, rừng giống; 31 ha vườn sưu tập giống cho các loài cây gỗ bản địa và lâm sản ngoài gỗ như: Lát hoa, Sồi phảng, Giổi ăn hạt, Sa nhân, Quế, Hồi…;

– Kỹ thuật chích nhựa Thông 3 lá và cây họ Dầu bằng chất kích thích sinh học được trao giải thưởng Huy chương Bạc của ngành năm 1987;

– Bằng sáng tạo của Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam công nghệ và chế tạo thiết bị chế biến nhựa Cánh kiến đỏ theo phương pháp nồi hấp;

– Sản phẩm sơn tổng hợp chịu gió từ dầu nhựa tự nhiên đặc sản rừng ĐS-PK-01 (1983-1985) đã được Ban tổ chức Hội chợ Khoa học Kỹ Thuật Việt Nam tặng Huy chương bạc năm 1985;

– Các sản phẩm sử dụng nhựa Cánh kiến đỏ như: sơn cách điện VE-78, BT-90, sơn cách điện BT-93, vecni dùng cho đồ hộp xuất khẩu VN71-83, vecni phủ bóng cho nhạc cụ VNC-83, vecni đồ hộp rau quả dung môi nước ĐH-89, vecni chịu nhiệt ĐS-90 chuyển giao vào sản xuất phục vụ đời sống kinh tế xã hội;

– Nhiều quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quy trình, quy phạm có liên quan đến lĩnh vực LSNG được công bố áp dụng; hàng trăm cuốn sách, bài báo trên các tạp chí quốc tế, trong nước uy tín liên quan đến lĩnh vực LSNG được xuất bản.

Các thành tích đã được khen thưởng

Năm Hình thức khen thưởng Số, ngày, tháng, năm của quyết định khen thưởng; cơ quan ban hành quyết định
2018 Bằng khen Thủ tướng Chính phủ Quyết định số 1553/QĐ-TTg, ngày 14 /11 /2018, của Thủ tướng Chính phủ
2015 Bằng khen Bộ trưởng Quyết định số 1949/QĐ-BNN-TCCB ngày 26/5/2015, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
2008 Bằng khen Bộ trưởng Quyết định số 2044/QĐ-BNN-TCCB, ngày 19/6/2019, của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1983 Bằng khen Bộ trưởng Quyết định số số 47 ngày 22/02/1983, của Bộ trưởng Bộ Lâm nghiệp

Định hướng phát triển

            – Điều tra đánh giá hiện trạng tài nguyên LSNG chủ yếu từ rừng tự nhiên và khả năng gây trồng phát triển mở rộng.

– Nghiên cứu chính sách và thị trường LSNG; Nghiên cứu sử dụng, quản lý và phát triển bền vững LSNG; Xây dựng mối liên kết với các đối tác và mạng lưới quốc tế về LSNG.

Địa chỉ liên hệ: Số 8 Chương Dương Độ, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 0243.8266119; Website: http://www.vnntfp.com/

[logo-slider]