LỜI GIỚI THIỆU
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù liên kết theo chuỗi giá trị từ trồng rừng,
quản lý, bảo vệ, khai thác, chế biến và thương mại lâm sản. Trong 75 năm hình thành và phát
triển, ngành Lâm nghiệp Việt Nam đã giành được những thành tựu to lớn trong việc nâng cao
tỷ lệ che phủ của rừng, chất lượng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện hoạt động chế
biến, xuất khẩu gỗ và lâm sản, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân
miền núi.
Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến khoa học nói chung và khoa học công nghệ lâm nghiệp
nói riêng, đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách đổi mới về quản lý khoa học công nghệ và tài
chính, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ nghiên cứu,
chuyển giao khoa học công nghệ và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất Lâm nghiệp. Thành tựu đạt được
của ngành Lâm nghiệp trong 75 năm qua đã khẳng định khoa học công nghệ thực sự là động lực
trực tiếp thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng của ngành. Các nhà khoa học lâm nghiệp Việt Nam đã
nhanh chóng tiếp cận với công nghệ tiên tiến trên thế giới để ứng dụng và tạo ra những sản phẩm
có hàm lượng khoa học ngày càng cao, phục vụ sản xuất lâm nghiệp ngày càng hiệu quả. Nhiều
giống cây lâm nghiệp mới có năng suất cao, chất lượng tốt đã được chọn, tạo và phát triển trong
sản xuất; nhiều tiến bộ kỹ thuật về thâm canh rừng, quản lý rừng bền vững; quy trình công nghệ,
thiết bị, nguyên liệu phụ trợ tiên tiến trong khai thác, bảo quản, chế biến gỗ, lâm sản ngoài gỗ
đã chuyển giao vào sản xuất và mang lại hiệu quả thiết thực.
Hưởng ứng kỷ niệm 75 năm thành lập ngành lâm nghiệp, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt
Nam phối hợp với Tổng cục Lâm nghiệp chủ trì tổ chức Hội thảo “Nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ Lâm nghiệp: thành tựu và định hướng phát triển”. Kỷ yếu của Hội thảo
là những tài liệu tổng kết, đánh giá lại những thành tựu và tồn tại trong công tác nghiên cứu
khoa học và chuyển giao công nghệ giai đoạn 2010-2020, đề xuất các định hướng chiến lược
nghiên cứu cho giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới 2050.
Với sự giúp đỡ, hỗ trợ và đóng góp bài viết của các tổ chức khoa học công nghệ thuộc Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan quản lý lâm nghiệp và khoa học công nghệ
cấp tỉnh, các doanh nghiệp,.., cuốn kỷ yếu này hy vọng sẽ đáp ứng được yêu cầu và sự mong đợi
của đông đảo bạn đọc.
BAN BIÊN SOẠN
Trưởng Ban: GS.TS. Võ Đại Hải
Ủy viên: PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc, TS. Đoàn Văn Thu, PGS.TS. Phí Hồng Hải, TS. Hoàng Văn Thắng, TS. Phạm Đức Chiến, TS. Vũ Tấn Phương, ThS. Nguyễn Tiến Linh
Năm xuất bản: 2020
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI, 2020
Xem chi tiết: Tại đây.
Tin mới nhất
- Kỷ yếu "Hội nghị Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo lĩnh vực Lâm nghiệp" 2023
- Cơ hội và thách thức đối với quản lý rừng ngập mặn tại Việt Nam: Bài học từ các tỉnh Thanh Hoá, Thái Bình và Quảng Ninh
- Thực trạng và giải pháp phát triển mô hình liên kết theo chuỗi giá trị gỗ rừng trồng
- Át lát cấu tạo, tính chất gỗ và tre Việt Nam Tập 2
- Átlát cây rừng Việt Nam - Tập 7
Các tin khác
- Sách chuyên khảo Phục hồi quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn với phát triển bền vững vùng Tây Nguyên
- Đặc điểm lâm học các hệ sinh thái rừng chủ yếu ở Việt Nam
- The distribution of powers and responsibilities affecting forests, land use, and REDD+ across levels and sectors in Vietnam
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TÍCH HỢP BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀO CHIẾN LƯỢC, CHÍNH SÁCH VÀ QUI HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH TRỒNG TRỌT
- KỸ THUẬT GÂY TRỒNG MỘT SỐ LOÀI CÂY THÂN GỖ