Hội thảo khởi động Dự án “Phục hồi đất lâm nghiệp bị suy thoái có khả năng sa mạc hóa tại vùng Tây Bắc Việt Nam bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp”

Ngày 9 tháng 6 năm 2022, Viện Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng, thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, đã tổ chức Hội thảo khởi động Dự án “Phục hồi đất lâm nghiệp bị suy thoái có khả năng sa mạc hóa tại vùng Tây Bắc Việt Nam bằng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp” được tài trợ bởi Chính phủ Hàn Quốc thông qua Tổ chức Hợp tác rừng Châu Á (AFoCO). Tham dự và chủ trì hội thảo có GS.TS Võ Đại Hải – Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, TS. Lê Văn Thành – Viện trưởng Viện Nghiên cứu … [Read more...]

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống và kỹ thuật lâm sinh là nền tảng cho nâng cao thu nhập và quản lý bền vững rừng trồng

Ngày 9/6/2022, tại thành phố Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Dự án Quản lý rừng bền vững và bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) tổ chức Hội nghị “Triển khai chính sách, xúc tiến đầu tư phát triển lâm nghiệp bền vững và sơ kết 10 năm thực hiện Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Thanh Hóa”. Hội nghị đã vinh dự được đón tiếp hơn 200 đại biểu tham gia gồm lãnh đạo UBDN tỉnh Thanh Hóa, lãnh đạo Tổng cục Lâm nghiệp, các sở Nông nghiệp và … [Read more...]

Lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Ngày 06/6/2022, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã long trọng tổ chức Lễ công bố quyết định bổ nhiệm lại chức vụ Phó Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam cho TS Đoàn Văn Thu. Tới dự buổi lễ có GS.TS Võ Đại Hải – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam; Các đồng chí trong Ban Lãnh đạo Viện; Lãnh đạo, cán bộ chủ chốt các đơn vị trực thuộc Viện; Đại diện Công đoàn cơ sở, Đoàn Thanh niên Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam và các cán bộ đang công tác tại Viện. Với … [Read more...]

Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu phát triển rừng trồng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng sinh thái trọng điểm”.

Thực hiện Quyết định số: 170/QĐ/KHLN-KH ngày 24/5/2022 của của Giám đốc Viện về việc Thành lập Hội đồng Khoa học Công nghệ. Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức họp Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu phát triển rừng trồng Bời lời vàng (Litsea pierrei Lecomte) và Dẻ đỏ (Lithocarpus ducampii A.Camus) cung cấp gỗ lớn ở một số vùng sinh thái trọng điểm”. Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Võ Đại Hải. Đơn vị thực hiện: Viện Khoa học Lâm nghiệp … [Read more...]

Hội thảo – Tập huấn “Nâng cao chuỗi giá trị Tếch ở Việt Nam”

Trong 2 ngày, từ 10-11/5/2022, tại Sơn La, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam phối hợp với Chi cục Kiểm lâm Sơn La tổ chức Hội thảo - Tập huấn “Nâng cao chuỗi giá trị Tếch ở Việt Nam”. Chủ trì Hội thảo PGS.TS. Phí Hồng Hải – Phó giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Đồng chủ trì hội thảo Ông Nguyễn Huy Tuấn - Phó chi cục Trưởng, Chi cục Kiểm lâm Sơn La. Hội thảo được tổ chức theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với sự tham gia của các đại biểu đến từ Tổng cục Lâm nghiệp; Viện Khoa học Lâm … [Read more...]

Thúc đẩy hợp tác thực hiện chứng chỉ rừng ở Việt Nam

Ngày 29 tháng 4 năm 2022, tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (VFCO) và Văn phòng Công nhận chất lượng (BOA) đã có cuộc họp trao đổi và ký Thỏa thuận hợp tác giữa VFCO và BOA. Tham dự cuộc họp và lễ ký Thỏa thuận hợp tác có ông Đặng Quốc Quân – Phó giám đốc phụ trách BOA, ông Võ Đại Hải – Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, ông Vũ Tấn Phương- Giám đốc VFCO và các cán bộ chủ chốt của VFCO và BOA. Hai bên trao đổi kết quả hợp tác trong thời gian … [Read more...]

Hệ thống truy xuất nguồn gốc hỗ trợ cho các hộ gia đình kinh doanh rừng gỗ nguyên liệu

Diện tích rừng trồng gỗ nguyên liệu của Việt Nam có khoảng 3,69 triệu ha, trong đó diện tích được quản lý bởi các hộ gia đình khoảng 1,87 triệu ha. Rừng trồng là phần trọng tâm của chương trình trồng rừng tại Việt Nam với cam kết trồng thêm khoảng 1 tỷ cây phân tán trên toàn quốc vào năm 2025. Rừng trồng cũng là nguồn cung cấp gỗ quan trọng cho ngành chế biến gỗ đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam mà trong năm 2020 ngành này đã đóng góp 15,6 tỷ USD cho nền kinh tế Việt Nam. Bản chất … [Read more...]

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam có thêm một Phó giáo sư trẻ

Sau quá trình làm các thủ tục, xét duyệt, ngày 30/3/2022 Chủ tịch Hội đồng Giáo sư Nhà nước đã ký Quyết định số 62/QĐ-HĐGSNN công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư cho TS. Hoàng Văn Thắng. Để đạt được niềm vinh hạnh ngày hôm nay, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Văn Thắng đã phải phấn đấu nỗ lực không mệt mỏi. Tân PGS.TS Hoàng Văn Thắng đã trải qua nhiều vị trí công tác và chức vụ khác nhau nhưng đã luôn cố gắng tham gia giảng dạy và hướng dẫn các học viên và NCS tại Viện và các cơ sở đào … [Read more...]

Hệ lụy và lãng phí do trồng keo thiếu khoa học – Báo Nông nghiệp Việt Nam

Trồng và khai thác cây keo thiếu khoa học không chỉ có nguy cơ gây ra nhiều hệ lụy, mà còn rất lãng phí tài nguyên đất rừng cũng như dư địa phát triển. Quy trình khai thác lạc hậu Khoảng 20 năm trở lại đây, diện tích trồng keo bắt đầu phát triển mạnh. Ưu điểm của nó là dễ trồng, chu kỳ ngắn, nhanh cho thu hoạch, tuy giá trị thấp nhưng tiêu thụ rất dễ, không bao giờ lo ế. Đặc biệt, cây keo thích nghi rất rộng với các lập địa và khí hậu khác nhau từ đai độ cao khoảng 600 – 700m so với mực … [Read more...]

Cần cách nhìn đúng về giá trị cây keo – Báo Nông nghiệp Việt Nam

Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống không phù hợp, canh tác không bền vững... dẫn tới nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo.. Trồng keo ở lập địa không phù hợp Việc phát triển cây keo một cách ồ ạt, thiếu quy hoạch, sử dụng giống và trồng trên những lập địa không phù hợp, kỹ thuật canh tác không bền vững dẫn đến hiệu quả và giá trị kinh tế, môi trường của rừng keo thấp, từ đó dẫn đến những nhận thức sai lệch về vai trò của cây keo. Hiện … [Read more...]

[logo-slider]