TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Đỗ Văn Bản, Nguyễn Quang Hưng, Nguyễn Hào Hiệp Phòng Nghiên cứu Tài nguyên Thực vật rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Gỗ cây sưa Dalbergia tonkinensis là một trong những loại gỗ quý, hiếm ở nước ta, có giá trị kinh tế cao. Gỗ thuộc loại nặng, cứng, có vân đẹp, mùi thơm đặt biệt. Lỗ mạch có hai kích thước, phân bố phân tán, vòng và nửa vòng, có chất chứa màu nâu đỏ đến nâu vàng. Tia nhỏ và hẹp, sắp xếp thành tầng. Trong tế bào mô mềm dọc thường có … [Read more...]
Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc
TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Bùi Thị Hải Nhung Phòng Nghiên cứu Kinh tế Lâm nghiệp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả đánh giá thực trạng lâm nghiệp tỉnh Đăk Lăk đã chỉ ra rằng: mặc dù đã đạt được những kết quả tốt, đưa độ che phủ rừng toàn tỉnh lên 47,2% nhưng do nhiều các nguyên nhân khác nhau, rừng Đăk Lăk vẫn tiếp tục bị suy giảm về chất lượng, rừng tự nhiên tiếp tục bị xâm hại, tốc độ phát triển rừng trồng nhanh nhưng năng suất tăng chậm,công tác giao rừng, cho thuê … [Read more...]
Xác định vùng thích hợp gây trồng Keo lai A.mangium x Auriculiformis cung cấp gỗ lớn ở Bắc Trung Bộ
TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Nguyễn Thanh Sơn Phòng Kỹ thuật Lâm sinh Đặng Văn Thuyết Phòng Kế hoạch Khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm xác định vùng trồng Keo lai (A.mangium x A. auriculiformis) thích hợp cho vùng Bắc Trung bộ cung cấp gỗ lớn. Các nhóm nhân tố được xem xét để xác định điều kiện gây trồng là khí hậu, địa hình, đất đai phù hợp với đặc điểm sinh thái loài cây. Kết quả cho thấy Keo lai có thể gây trồng rừng cung cấp gỗ … [Read more...]
Phân tích đa dạng di truyền loài Giổi xương (Michelia baillonii (Pierre) Fin.et Gagnep) bằng chỉ thị phân tử Rapd và cpSSR
TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Nguyễn Hoàng Nghĩa Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nguyễn Đức Thành, Lê Thị Bích Thuỷ Viện Công nghệ Sinh học TÓM TẮT Giổi xương (Michelia baillonii (Pierre) Fin. et Gagnep.) là loài cây gỗ lớn thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), có phân bố tự nhiên ở Nam Trung Quốc, Lào, Myanma và Việt Nam. Một số xuất xứ Giổi xương đã được nhập từ Trung Quốc vào khảo nghiệm ở nước ta và việc đánh giá đa dạng di truyền của các xuất xứ này là cần thiết. Nghiên cứu cho thấy … [Read more...]
Bổ sung một loài Giổi mới – Giổi Sa Pa (Michelia velutina candolle (Magnoliacea – họ Mộc lan) cho hệ thực vật Việt Nam
TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Vũ Quang Nam1,2,3, Xia Nianhe2 (1. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội 2. Viện Tthực vật Nam Trung Hoa,Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc,Quảng Châu5106503. Trường đào tạo Sau đại học, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh 100039) TÓM TẮT Giổi Sapa (Michelia velutina Candolle) được ghi nhận có phân bố chủ yếu ở Bhutan, Đông Bắc Ấn Độ, Nepal và Trung Quốc (Vân Nam và phía Nam Tây Tạng). Loài này lần đầu tiên được tìm thấy cho Việt Nam ở Sa Pa, tỉnh … [Read more...]
Thử nghiệm một số phương pháp điều tra tái sinh rừng tự nhiên
TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Đỗ Thị Ngọc Lệ Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả thử nghiệm một số phương pháp điều tra tái sinh rừng tự nhiên trên cơ sở phân tích số liệu thu thập từ 6 ô tiêu chuẩn theo 6 phương pháp điều tra khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các phương pháp điều tra tái sinh khác nhau sẽ thu được những số liệu biểu thị tái sinh khác nhau về tổ thành, mật độ, nguồn gốc, chất lượng và hình thái phân bố cây tái sinh. Căn cứ vào sai số giữa … [Read more...]
Nghiên cứu sự thay đổi lớp phù thảm thực vật tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế
TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Đặng Ngọc Quốc Hưng Vườn Quốc gia Bạch Mã, Thừa Thiên-Huế TÓM TẮT Lớp phủ thảm thực vật rừng giữ vai trò quan trọng trong điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, hạn hán, xói mòn đất,... và nó càng có vai trò to lớn trong các khu rừng đặc dụng là bảo tồn hệ sinh thái mẫu chuẩn và các loài động thực vật quí hiếm. Sự thay đổi lớp phủ thảm thực rừng có thể làm mất đi các hệ sinh thái mẫu chuẫn cũng như loài động thực vật quí hiếm do hoạt động của con người hay do các … [Read more...]
Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của loài bạch đàn E. camaldulensis, E. pellita và loài keo A. crassicarpa, A. crassicarpa, A. aulacocarpa trồng thử nghiệm 3 năm tuổi tại Trạm Mang Yang, tỉnh Gia Lai
TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Nguyễn Danh Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Gia Lai TÓM TẮT Bạch đàn và keo là 2 loài cây nhập nội mọc nhanh, đáp ứng yêu cầu cung cấp gỗ giấy sợi được nhiều địa phương phát triển trồng rừng. Trong đó, có 2 loài bạch đàn E. camaldulensis, E. pellita và 2 loài keo A. crassicarpa và A. aulacocarpa được chọn trồng khá nhiều nhưng thường theo phương thức thuần loài. Trên đất feralit rừng nghèo kiệt, việc bố trí trồng hỗn giao giữa bạch đàn và keo để vừa đáp ứng mục … [Read more...]
Một số kết quả nghiên cứu trồng rừng thâm canh bạch đàn tại Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Lê Minh Cường Trung tâm KHSX Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trồng rừng thâm canh bạch đàn cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với trồng rừng quảng canh. Nghiên cứu trồng rừng thâm canh được tiến hành tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ từ năm 2000 với 3 công thức làm đất, 5 công thức làm đất kết hợp bón phân cho 2 loài bạch đàn cao sản U6 và PN2. Kết quả nghiên cứu sau 8 năm cho thấy: Làm đất … [Read more...]
Vai trò của rừng ngập mặn đối với nhận thức của người dân về quản lý sử dụng tài nguyên ven biển (Tại Bàng La – Đồ Sơn và Đại Hợp – Kiến Thuỵ, Hải Phòng)
TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO Đoàn Đình Tam, Đinh Thanh Giang Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. TÓM TẮT Từ khi có rừng ngập mặn, môi trường được cải thiện, cuộc sống của người dân ổn định, năng xuất đánh bắt, khai thác hải sản tự nhiên ngày càng cao. Trước năm 1997, sản lượng đánh bắt chỉ đạt 300-500 tấn/năm, thu nhập bình quân đầu người thấp chỉ từ 10 - 20 nghìn đồng/ngày, đến nay sản lượng đánh bắt từ 1000-1500 tấn hải sản các loại/năm/xã, thu … [Read more...]