Phân tích đa dạng di truyền loài Giổi xương (Michelia baillonii (Pierre) Fin.et Gagnep) bằng chỉ thị phân tử Rapd và cpSSR

TẢI TOÀN BỘ BÀI BÁO

Nguyễn Hoàng Nghĩa

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Nguyễn Đức Thành, Lê Thị Bích Thuỷ

Viện Công nghệ Sinh học

TÓM TẮT

Giổi xương (Michelia baillonii (Pierre) Fin. et Gagnep.) là loài cây gỗ lớn thuộc họ Ngọc lan (Magnoliaceae), có phân bố tự nhiên ở Nam Trung Quốc, Lào, Myanma và Việt Nam. Một số xuất xứ Giổi xương đã được nhập từ Trung Quốc vào khảo nghiệm ở nước ta và việc đánh giá đa dạng di truyền của các xuất xứ này là cần thiết. Nghiên cứu cho thấy các mẫu Giổi có mức độ đa dạng di truyền gen nhân cao có thể là do tác động của điều kiện sinh thái lên các tính trạng thích nghi của từng vùng cụ thể trong một loài (Giổi xương) để tạo nên các xuất xứ khác biệt nhau và đặc điểm khác biệt của loài Giổi xanh (các mẫu Phú Thọ). Các xuất xứ Giổi có mối quan hệ di truyền rất khác nhau (hệ số tương đồng di truyền chỉ là 30%) và chia thành 4 nhóm chính, quan hệ di truyền khác nhau tới 45%. Nhóm 1 gồm phần lớn các mẫu xuất xứ Puwen (I) và Jiangcheng (II) và hai xuất xứ này cũng tách riêng thành hai nhóm phụ khác hẳn nhau. Nhóm 2 gồm các mẫu xuất xứ Đà Lạt và Phú Thọ, và hai xuất xứ này cũng tách thành hai nhóm phụ riêng biệt. Nhóm 3 gồm các mẫu xuất xứ Menghai (III) và nhóm 4 gồm các mẫu xuất xứ Jinghong (IV). Cặp mồi đặc hiệu cpSSR dùng trong phân tích ADN lục lạp đã không chỉ ra được tính đa hình. Kết quả nhận được cho phép khẳng định sự bảo thủ rất cao về mặt di truyền trong hệ gen lục lạp của Giổi xương. Như vậy việc đưa các xuất xứ từ Trung Quốc vào khảo nghiệm và gây trồng ở nước ta là góp phần vào làm tăng đa dạng di truyền của loài, bổ sung nguồn gen quý cho loài Giổi xương.

Từ khoá: Giổi xương, Đa dạng di truyền, RAPD, cpSSR

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]