Hà Thị Mừng Trung tâm NC Sinh thái va Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu ảnh hưởng của N, P và K đến sinh trưởng cây Kháo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi được tiến hành tại vườn ươm của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng ở Hà Nội và Hòa Bình. Kết quả cho thấy, giai đoạn 1 năm tuổi, Kháo vàng có chiều cao, đường kính, tốc độ tăng trưởng tương đối và hàm lượng N, P2O5 vàK2O trong lá lớn nhất ở các công thức bón 57,3 mg N/kg ruột bầu, 76,3 mg … [Read more...]
Ảnh hưởng của N, P và K đến sinh trưởng cây Kháo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi ở vườn ươm
Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nguy cơ tuyệt chủng loài cây Pơmu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên, Thường Xuân, Thanh Hóa
Bùi Thị Huyền Trường Đại học Hồng Đức TÓM TẮT Bài báo đã đề cập tới đặc điểm phân bố và dự báo nguy cơ tuyệt chủng loài cây Pơmu (Fokienia hodgisii) ở Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên. Đây là loài cây có giá trị kinh tế cao và là loài cây có tên trong sách đỏ Việt Nam. Pơmu mọc tự nhiên trên đất mùn núi cao trên 800m so với mực nước biển và thường đi kèm với các loài Bách xanh, Vù hương, Dẻ tùng sọc trắng,... Pơ mu tái sinh kém ngoài tự nhiên. Thực trạng quần thể Pơmu đây đang bị đe … [Read more...]
Nghiên cứu xây dựng các thông số công nghệ uốn ép gỗ Keo lai
Đặng Đình Bôi Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh Quách Văn Thiêm Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh TÓM TẮT Để tạo ra các chi tiết cong trong gia công chế biến đồ mộc, biện pháp gia công uốn ép định hình gỗ xẻ có nhiều ưu điểm hơn so với tạo chi tiết công bằng phương pháp xẻ thông thường, chằng hạn như: tiết kiệm gỗ hơn, chi tiết uốn chịu được cường độ lực tác dụng lớn hơn, dễ đánh nhẵn và trang trí bề mặt hơn. Nhằm hạn chế tỉ lệ phục hồi sau khi uốn và tỉ lệ hư … [Read more...]
Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm polyetylenglycol (Peg-600) đến ổn định của thớ gỗ Mỡ biến tính
Đào Xuân Thu Trường Đại học Tây Nguyên TÓM TẮT Mục đích của bài viết này là tìm ra quan hệ của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm của PEG-600 đến độ ổn định của gỗ Mỡ biến tính. Từ đó tìm ra thông số tối ưu của: nhiệt độ, thời gian ngâm, nồng độ PEG-600 để tạo ra gỗ Mỡ biến tính có tính ổn định cao. Từ khóa: Gỗ biến tính, Gỗ Mỡ, PEG-600. (Trang 1215-1220) … [Read more...]
Xác định nhanh tuổi cây Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance)
Phạm Văn Điển Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮ TBài báo đã đề cập tới việc xác định nhanh tuổi cây Mây nếp, một loài cây lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao và có triển vọng gây trồng trên quy mô lớn ở Việt Nam. Bằng các phương pháp nghiên cứu thực nghiệm phù hợp, trong khoảng thời gian từ tháng 3/2008 đến tháng 3/2010, dựa vào các chỉ tiêu hình thái bên ngoài dễ nhận biết và dễ đo đếm, có tính ổn định cao, ít thay đổi theo điều kiện sống và chế độ chăm sóc, công trình đã … [Read more...]
Kết quả nghiên cứu tuyển chọn xuất xứ giống Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.Lwu) cho năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai
Nguyễn Danh Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai TÓM TẮT Trồng Sa nhân tím dưới tán rừng Xoan (Melia azedarach) 4 năm tuổi (độ tàn che 0,4 - 0,5) đã có kết quả sinh trưởng phát triển tốt. Sau trồng 18 tháng, cả 4 xuất xứ đều cho quả bói và năng suất khô của năm đầu tiên từ 2,1 – 26,8 kg/ha, giống Sa nhân tím có xuất xứ Bình Định cao nhất với năng suất 26,8 kg/ha. Sau 18 tháng trồng, độ che phủ của 4 xuất xứ có tỷ lệ che phủ từ 57,3 – 91,0%, trong đó giống Sa nhân tím xuất xứ … [Read more...]
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng Dẻ anh (Castanopsis piriformis Hickel&A.Camus) tại Lâm Đồng
Ngô Văn Cầm Trung tâm Lâm nghiệp Nhiệt đới Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nguyễn Toàn Thắng, Nguyễn Bá Văn Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Dẻ anh là loài cây có khả năng tái sinh tự nhiên chồi và hạt tốt. Kết quả nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên rừng Dẻ anh tại Lâm Đồng cho thấy, mật độ tái sinh Dẻ anh có sự biến động lớn từ 167 - 2.417 cây/ha và tập trung chủ yếu ở độ cao dưới 1.500 m, tỷ lệ số cây tái sinh triển vọng … [Read more...]
Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc tính phân bố của thực vật ngập mặn với độ mặn đất, tần suất ngập triều tại vùng ven sông rạch Cà Mau
Hoàng Văn Thơi Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện tại vùng ven sông rạch tỉnh Cà Mau, với mục tiêu nghiên cứuvề thành phần loài thực vật và xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố môi trường đến phân bố các loài thực vật rừng ngập mặn, nhằm có được các căn cứ khoa học đề xuất các biện pháp lựa chọn loài cây trồng thích hợp cho việc tái tạo rừng phòng hộ ven sông một cách bền vững. Tiến hành lập 3 tuyến điều tra thẳng góc với hướng bờ … [Read more...]
Xác định đường kính khai thác tối thiểu cho một số loài cây gỗ kinh doanh chủ yếu ở khu vực Kon Hà Nừng
Lại Thanh Hải Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm nghiệpViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu về cấu trúc tổ thành loài, qui luật sinh trưởng đường kính và phân bố số loài theo cỡ kính để làm cơ sở khoa học cho việc xác định đường kính khai thác tối thiểu theo loài hoặc nhóm loài cây gỗ kinh doanh chủ yếu trong rừng tự nhiên lá rộng thường xanh ở khu vực Kon Hà Nừng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các loài cây: Xoay, Vạng, Giẻ, Giổi, Cóc đá đạt kích thước … [Read more...]
Tìm hiểu tác động của Auxin và Gibberelline đến khả năng ra rễ của hom giâm Sao đen
Bùi Trung Trường THPT A Lưới, Thừa Thiên Huế TÓM TẮT Kết quả nghiên cứu tác động của Auxin và Gibberelline đến khả năng ra rễ của hom giâm Sao đen tại huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy, NAA có tác dụng kích thích ra rễ, còn GA3 lại ức chế ra rễ. Nồng độ NAA thích hợp cho khả năng ra rễ của hom giâm Sao đen là 1000ppm với thời gian nhúng hom giâm 5 giây. Nồng độ càng cao và thời gian nhúng hom giâm càng lớn thì khả năng ức chế của NAA và GA3 càng mạnh. Hom giâm 1 tuổi có khả … [Read more...]