Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et de Vriese) là loài thông nhiệt đới, có khả năng sinh trưởng và phát triển trên vùng lập địa nghèo xấu bị thoái hoá. ở nước ta, Thông nhựa được chọn là một trong số những loài cây trồng rừng chính trên đất đồi trọc của vùng thấp từ Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế và một số diện tích ở Tây Nguyên. Ngoài khả năng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường, làm đẹp cảnh quan, cung cấp gỗ, củi, Thông nhựa còn cung cấp một lượng nhựa khá lớn cho công … [Read more...]
Xây dựng Mô Hình rừng trồng thông nhựa ( Pinus merkusii) có sản lượng nhựa cao mã số LN 03/96 (1996-2005)
Xác định tính chất nguyên liệu gỗ rừng trồng phục vụ công nghiệp dăm, ghép thanh với Keo và Bạch đàn
Ván dăm và ghép thanh là những loại ván nhân tạo được sử dụng nhiều để sản xuất đồ mộc thông dụng. Ván dăm và ván ghép thanh có nhiều loại khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Để tạo ván ghép thanh không phủ mặt, người ta thường sử dụng một số loại gỗ có độ co rút thấp, có khả năng bám dính tốt với keo, lõi giác không phân biệt, mầu sáng đồng đều, có khả năng trang trí bề mặt đẹp, thớ gỗ thẳng, dễ gia công cắt gọt, các thanh ghép ít bị biến dạng do tác động của khí hậu. Trong thực tế sản … [Read more...]
KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÂY MĂC CA
I. Giới thiệu chung Chi Macadamia gồm nhiều loài, nhưng nổi bật là Macadamia tetraphylla, và M. integrifolia, thuộc Họ Proteaceae, hạt chứa dầu cho thương phẩm gần giống hạt Điều. Đây là cây lấy quả nổi tiếng và đang trở thành cây trồng được quốc tế hoá như cà phê, ca cao, cao su... Mắc ca nguyên sản ở bang Queensland nước úc , người châu Âu đầu tiên di cư đến úc gọi cây này là Giẻ Queensland, về sau được nhập về trồng ở Ha-oai tạo ra hàng xuất khẩu quy mô lớn, trên thương trường sản phẩm … [Read more...]
Kết quả khảo sát đánh giá và Xây dựng quy phạm kỹ thuật bón phân cho trồng rừng sản xuất một số loài cây chủ yếu phục vụ Chương trình 5 triệu ha rừng
Nhằm góp phần giải quyết các vấn đề tồn tại và phục vụ áp dụng cho Chương trình trồng 5 triệu ha rừng, đề tài khảo sát xây dựng Quy phạm kỹ thuật bón phân cho 4 loài cây bản địa là Keo lai, Bạch đàn Urophylla, Thông nhựa và Dầu nước đã được Trung tâm nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng tiến hành thực hiện. Bài này trình bày những kết quả khảo sát đánh giá liên quan và đề xuất xây dựng hướng dẫn Quy phạm kỹ thuật bón phân cho 4 loài cây nghiên cứ … [Read more...]
Chọn giống bạch đàn chống chịu bệnh có năng suất cao
Trên thực tế, để giảm thiểu ảnh hưởng của bệnh không thể sử dụng biện pháp phòng trừ hoá học đối với các diện tích rừng trồng bị bệnh bởi vì diện tích bị bệnh thường rất rộng lớn, gây tốn kém về mặt kinh phí, thời gian, nhân lực và hơn nữa còn ảnh hưởng xấu đến môi trường sống nhưng kết quả thu được lại không cao như mong muốn. Một trong những biện pháp đã và đang được các khoa học trên toàn thế giới tiến hành là chọn giống cây trồng có khả năng kháng bệnh được thể hiện ở mức độ chống chịu với … [Read more...]
Điều tra tập đoàn cây trồng và xây dựng mô hình trồng rừng Keo lưỡi liềm (Acacia crassicarpa) trên cát nội đồng vùng Bắc Trung Bộ
Người dân trong vùng cát nội đồng Bắc Trung Bộ đa số là nghèo, đời sống phụ thuộc vào nghề nông, canh tác nông nghiệp thu nhập thấp, trong khi đất cát nội đồng lại bỏ hoang rất nhiều, đây là một bức xúc cần quan tâm giải quyết, do đó xác định được cơ cấu cây Lâm nghiệp phù hợp và biện pháp kỹ thuật thích hợp cho vùng cát nội đồng Bắc Trung Bộ có một ý nghĩa rất lớn về kinh tế và xã hội: Cung cấp gỗ, củi cho người dân trong vùng, làm vành đai bảo bệ các khu canh tác nông nghiệp, nâng cao đời sống … [Read more...]
Ứng dụng xạ khuẩn Frankia trong trồng rừng Phi lao ven biển
Những năm gần đây việc sử dụng các loài vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh cố định đạm không khí và phân giải phốt phát khó tan trong đất đã và đang là vấn đề được mọi người quan tâm. Ưu điểm chính của các loại phân vi sinh là giúp cho cây trồng sinh trưởng nhanh, đạt năng suất, chất lượng cao nhờ tận dụng được những chất hữu cơ và vô cơ có sẵn trong đất và không khí mà giá thành lại rẻ, giảm được ô nhiễm môi trường. Bên cạnh việc khai thác các nguồn lợi từ đất, người ta còn chú trọng đến … [Read more...]
Thiết lập mô hình trồng Song mật (Calamus platyacanthus Warb.ex Becc) và Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) dưới tán một số trạng thái rừng phục hồi
Do có các đặc tính bền, bóng đẹp, dẻo dễ uốn nên song mây là nguyên liệu để sản xuất nhiều mặt hàng như đồ gia dụng, bàn ghế, sản phẩm mỹ nghệ dùng trong nước và xuất khẩu. Hàng song mây của nước ta chủ yếu xuất sang các nước và vùng lãnh thổ như Đức, ý, Nhật, Hồng Kông, Singapovà Cu Ba.... Mỗi năm ước tính nhu cầu cần tới 15.000 tấn mây để làm hàng xuất khẩu (Nguyễn Quốc Dựng, 2000), [7]. Thời gian vừa qua, việc khai thác song mây không được kiểm soát nên người dân vào rừng khai thác tràn lan, … [Read more...]
Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceace) phân bố tự nhiên ở vùng núi cao có khí hậu nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới, thích hợp với các loại đất tốt còn mang tính chất đất rừng, được gây trồng ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc và các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Hạt Thảo quả có hàm lượng tinh dầu 1-1,5%, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dùng làm gia vị thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh. ở nước ta, năm 2001 giá quả Thảo quả khô lên tới 150.000 đồng/kg, năm 2002-2004 có giá từ … [Read more...]
Bệnh tuyến trùng hại thông ba lá Pinus kesiya Royle, nguyên nhân và giảI pháp phòng trừ
Lâm Đồng là một tỉnh nam Tây Nguyên, tài nguyên rừng và đất rừng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đầu nguồn trong khu vực. Theo số liệu của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) năm 1995, tổng diện tích đất có rừng của toàn tỉnh là 559.039 ha trong đó có 127.440 ha rừng cây lá kim (chủ yếu là thông 3 lá và thông 2 lá), chiếm 22,8% chưa kể đến diện tích rừng hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim và cây họ dầu với cây lá kim và 27.009 … [Read more...]