Tiềm năng của du lịch sinh thái tại các Khu bảo tồn của Việt Nam

Nguyễn Ngọc Quang Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2003 cả nước ta đã có 25 Vườn Quốc gia và 115 Khu Bảo tồn Thiên nhiên (sau đây gọi chung là KBT) được thành lập và trong tương lai sẽ có nhiều hơn nữa các KBT được thành lập trong cả nước. Các KBT và các VQG ra đời là điều kiện rất tốt để bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý hiếm trước các hiểm hoạ bị tuyệt chủng. Mặt khác, các KBT cũng đang chứa đựng một tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái mà chưa được khai … [Read more...]

Một số ý kiến đề xuất về công tác quy hoạch, tổ chức và quản lý vùng đệm hiện nay ở Việt Nam

Võ Nguyên Huân Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam HIện nay ở Việt Nam có nhiều cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ hoặc một phần nhiệm vụ quản lý rừng và đất lâm nghiệp trong vùng đệm, dẫn tới có sự chồng chéo về nhiệm vụ và quyền hạn, gây nên sự lẫn lộn và không rõ ràng giữa tất cả các bên liên quan. Bài báo này đề cập đến vấn đề cấp thiêt hiện nay là phải xây dựng những tiêu chí để xác định và quy hoạch vùng đệm, cơ sở để xây dựng dự án đầu tư vùng đệm và thiết lập Ban quản lý dự án để phối hợp … [Read more...]

Kỹ thuật trồng Cây trúc sào

Tên Việt Nam: Trúc sào Tên địa phương: Trúc to, Mạy khoang cái, Mạy khoang hoài, Sào pên Tên khoa học: Phyllostachys edulis (Carr.) Riviere Tên KH khác: Bambusa edulis Carriere Bambusa mosooJapon ex Sieb. Phyllostachys heterocycla var pubescens (Mazel)Ohwi Phyllostachys heterocycla f. pubescens(Mazel) Muroi Phyllostachys mitisA. et C. Riviere Phyllostachys pubescens Mazel ex H.de Lehaie Họ Cỏ (Poaceae) họ phụ tre (Bambusoideae) 1. Mô tả hình thái Trúc sào là loại … [Read more...]

Kỹ thuật trồng cây song mật

Tên Việt Nam: Song mật Tên khoa học: Calamus platyacanthus Warb. ex Becc Họ: Cau (Arecaceae) 1. Mô tả hình thái Song mật là cây thân leo, thân khí sinh mọc thành cụm nhưng rất ít cây, có cụm chỉ có một thân khí sinh.Thân khí sinh không phân nhánh, có thể dài 30-40m, thậm chí đến 100m ở nơi rừng già. Thân khí sinh có thể đứng thẳng đến độ cao 4-5m thì cần chỗ dựa để leo lên cao hơn. Thân khí sinh chia lóng và đốt, lóng dài 10-25cm, đường kính 2,5-4cm, đốt hơi nổi. Thân khí sinh khi … [Read more...]

Nghiên cứu xác định một số tính chất ván dăm Gỗ Bạch đàn nâu (Eucalyptus urophylla)

Nguyễn Trọng Nhân Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Bạch đàn nâu(E. urophylla) đã được trồng rộng rãi ở nhiều nơi, như ở một số vùng của Inđônêxia, Braxin và Nam Trung Quốc. ở Việt Nam, Bạch đàn nâuđược trồng nhiều ở Phú Thọ, mục đích chủ yếu để làm nguyên liệu giấy. Để làm nguyên liệu giấy, Bạch đàn nâu được khai thác ở cấp 8 tuổi. Với mục đích mở rộng lĩnh vực sử dụng gỗ Bạch đàn nâu, đề tài cấp Bộ năm 2002 tiến hành nghiên cứu ở mức độ thí nghiệm nhằm xác định một số tính chất ván … [Read more...]

Xây dựng mô hình đồng dạng nghiên cứu máy làm đất trồng rừng

Nguyễn Can Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Phương tiện cơ giới hoá được sử dụng trong làm đất trồng rừng ở miển Bắc nước ta thường là máy kéo xích công suất lớn liên hợp với lưỡi ủi hoặc dàn cào và dàn cày ngầm; Độ sâu cày cần đạt được từ 0,4-0,7m, hiện trường làm đất có độ dốc trên 10 độ. Trong điều kiện làm việc nặng nề nói trên, các quá trình động lực học của liên hiệp máy diễn ra rất phức tạp. Khi nghiên cứu động lực học của liên hợp máy làm đất trồng rừng, phương pháp thử nghiệm … [Read more...]

Đơn giản hoá quản lý lâm nghiệp trang trại ở Tây Bắc Ecuador

Vùng đệm của khu bảo tồn sinh thái Cotacachia Cayapas (RECC) phía Tây bắc Ecuadorlà một khu bảo tồn đa dạng sinh học. Việc sử dụng rừng của từng nhóm hoặc cá nhân đôi khi lại ngược lại với lợi ích cộng đồng. Điều này cần được xem xét đến trong kế hoạch sử dụng đất theo mỗi chu kỳ. Dự án sử dụng bền vững những nguồn tài nguyên sinh học (SUBIR) đã triển khai hoạt động ở Esmeraldas từ năm 1991. Mục tiêu của dự án là bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách bảo vệ và trợ giúp sinh kế cho người dân ở … [Read more...]

Kết quả Nghiên cứu mối quan hệ giữa các loài cây trong rừng tự nhiên

Hoàng Văn Thắng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Rừng tự nhiên nước ta có tổ thành loài cây đa dạng và phong phú. Song mỗi một loài cây lại có một vùng phân bố nhất định, sự phân bố này có liên quan chặt chẽ với điều kiện hoàn cảnh của môi trường xung quanh. Trong các hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, ngoài các yếu tố về điều kiện của môi trường, sự tồn tại của các loài trong cùng một lâm phần còn phụ thuộc vào mối quan hệ qua lại giữa các loài, nghĩa là ngoài sự cạnh tranh về điều kiện sống, … [Read more...]

Tiềm năng bột giấy của gỗ thông Caribê Trồng ở nước ta

Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam Hoàng Quốc Lâm, Đinh Ngọc Nimh Viện Công nghiệp Giấy-Xenluylô Thông Caribê (Pinus caribaea Morelet) là loài cây mới được nhập và gây trồng ở nước ta chưa lâu, diện tUch gây trồng chưa nh?u. Song, so với các loài thông bản địa như: thông ba lá, thông mã vĩ và thông nhựa, thông Caribê là loài cây sinh trưởng nhanh hơn cả về đường kUnh và ch?u cao, thân hình thẳng và đẹp, cành nhánh nhỏ, mấu mắt Ut. Mặt khác, biên độ sinh thái rộng, thUch ứng … [Read more...]

Lựa chọn phương pháp đơn giản bảo quản chế phẩm nấm metarhizium để diệt mối nhà (Cop. Formosanus)

Nguyễn Dương Khuê và CS Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Loài mối nhà (Cop. Formosanus) phá hoại rất nghiêm trọng các công trình xây dựng ở nước ta. Nghiên cứu dùng vi nấm nhằm thay thế thuốc hoá học để diệt mối không gây ô nhiễm môi trường sống là nhu cầu của thực tế đang đòi hỏi. Các chủng vi nấm Metarhizium có ký hiệu M1, M2 và M5 đã được tuyển chọn dùng để tạo chế phẩm diệt mối nhà có hiệu lực cao. Nhưng các chế phẩm này nhanh chóng suy giảm hiệu lực diệt mối theo thời gian bảo … [Read more...]

[logo-slider]