Ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng bạch đàn trên đất phèn ở Thạnh Hoá, tỉnh Long An

Phạm Thế Dũng, Phạm Ngọc Cơ Phân viện KHLN Nam Bộ Fuminori Miyatake– Chuyên gia JICA Một trong số những loài cây được chọn để trồng rừng trên đất phèn ở đồng bằng sông Cửu Long là Bạch đàn (Eucalyptus) với các loài Camaldulensis và Tereticornis (bộ NN& PTNT, 1994). Để nâng cao sức sinh trưởng của rừng trồng, bên cạnh các kỹ thuật thâm canh truyền thống như chọn giống, làm đất, việc sử dụng phân bón có xem xét đến khía cạnh môi trường được coi là một trong các biện pháp có hiệu qủa … [Read more...]

Nghiên cứu lai giống một số loài tràm (Melaleuca sp.)

Nguyễn Việt Cường Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nghiên cứu trồng thử nghiệm các loài tràm (Melaleuca sp.) trong những năm gần đây cho thấy cây tràm có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện khí hậu, đất đai, đồng thời cho sinh trưởng nhanh không thua kém bạch đàn. Khả năng thích nghi của chúng vừa thể hiện khi trồng ở lập địa có pH axít (3 - 4) (đồng bằng sông Cửu Long), vừa ở lập địa có pH kiềm (7,5) (núi đá vôi Ninh Bình), cũng như từ đất ngập phèn theo mùa vùng Tứ Giác Long Xuyên … [Read more...]

Những nhân tố đầu vào cho phát triển lâm nghiệp có sự tham gia của cộng đồng thôn, bản

Hoàng Liên Sơn, Cao Lâm Anh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Trong những thập kỷ qua, các nhà lâm nghiệp trên thế giới đã nhận ra rằng cần phải thay đổi vai trò của mình từ những người "giám hộ tài nguyên rừng" (guardians of the forest), thay vào đó là gia tăng vai trò hướng con người vào các hoạt động lâm nghiệp và chú trọng hơn nữa những nhu cầu liên quan đến rừng của người dân sống trong và gần rừng (FAO 1978; Ngân hàng thế giới, 1978 dẫn từ Wiersum). Một khuôn mẫu quản lý rừng và đất … [Read more...]

Một số giải pháp kinh tế nhằm phát triển làng nghề xã Chàng Sơn – Thạch Thất – Hà Tây.

Trần Duy Rương, Hoàng Liên Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Nền kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập với nền kinh tế thị trường của thế giới và khu vực có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế. Một nhân tố quan trọng góp phần tăng trưởng kinh tế của địa phương là ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống với nhiều lĩnh vực khác nhau như đồ mộc, mây tre đan, thuỷ tinh - gốm, rèn v.v... Các nghề này đã tạo ra nhiều công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân địa … [Read more...]

Kỹ thuật trồng Thông ba lá

Tên khoa học: Pinus kesya Royle ex Gordon Pinus khasya Royle;Pinus insularis Endl. Họ: Thông [Pinaceae (Abietaceae)] Đặc điểm hình thái Cây gỗ lớn cao 30-36m, đường kính ngang ngực 60-100cm, thân thẳng, gỗ màu hồng chứa nhựa. Vỏ màu nâu, nứt dọc và bong thành lớp chồng nhau. Lá mọc đầu cành thường có 3 lá kim trong một bẹ. Tiết diện hình tam giác rộng 1-31mm, lá dài 10-20cm, màu xanh lá mạ, không rụng hàng năm. Lá mọc trên vòng cành. Mỗi năm có 1-2, đôi khi ba vòng cành. Rễ phát … [Read more...]

Cây vạng trứng (Endospermum sinensis Benth)

Đặc điểm hình thái Cây vạng trứng (Endospermum sinensis Benth) là một loài cây lá rộng, phân bố trong các dạng rừng thứ sinh khá phổ biến ở Việt Nam. Gỗ có màu sáng, tỷ trọng 0,51, dùng để xẻ ván, gỗ bóc làm ván dán, diêm, bút chì... gỗ không có lõi. Cây gỗ lớn, có thể cao tới 35m, đư­ờng kính đạt tới 90-120cm, thân thẳng tròn thịt vỏ trắng, vỏ nứt dọc có màu vàng nhạt, tán lá rộng, thoáng. Cành và cuống lá có phủ lông hình sao. Lá đơn mọc cách, cuống lá dài bằng lá. Lá non hình tim, … [Read more...]

Trám đen (Canarium nigrum engler)

Đặc điểm hình thái Câygỗ lớn, cao 25-30m, đường kính tới 90cm. Thân thẳng, phân cành cao. Vỏ màu nâu nhạt khi đẽo ra có mủ màu đen. Toàn thân có mùi thơm hắc. Gỗ nhẹ, mềm, màu xám trắng. Lá kép lông chim 1 lần lẻ, không có lá kèm. Lá chét hình thuôn trái xoan, dài 6-12cm, rộng 3-6cm, phiến cứng, ròn, mặt trên bóng, mặt dưới sẫm hơn, đầu và đuôi lá hơi lệch. Gân bên 8-10 đuôi. Cuống lá chét dài 0,5cm. Hoa tự chùm hình viên thuỳ, thường dài hơn lá, hoàn toàn nhẵn. Hoa màu trắng vàng nhạt, … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu thiết kế chế tạo máy băm dăm tre làm bột giấy

Nguyễn Mạnh Hoạt Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tre là loài cây sinh trưởng và phát triển nhanh, chỉ sau 3 năm kể từ khi trồng là có thể khai thác sử dụng, sau đó năm nào cũng thu hoạch được 30% sản lượng. Hiện nay do áp dụng công nghệ nhân giống bằng hom, nên diện tích và sản lượng tre đáp ứng được yêu cầu phát triển công nghiệp sản xuất bột- giấy từ nguyên liệu tre, nứa, gỗ rừng trồng. Hiện nay ở nước ta đã có khoảng 200 nhà máy, xí nghiệp sản xuất bột giấy từ tre - nứa hoặc tre phối … [Read more...]

Trồng rừng hỗn loài ở vùng ẩm nhiệt đới Châu Phi

Tại sao lại trồng rừng hỗn loài Trồng rừng hỗn loài là một biện pháp lâm sinh cổ. Trồng rừng dưới tán theo đám hoặc theo băng với cự ly cánh đều đã tạo ra các lâm phần hỗn loài khác nhau trong rừng tự nhiên sau khai thác. ởCote d'Ivoirephương thức trồng rừng dưới tán này được thiết lập với các loài cây gỗ như: Hertiera utilis, Khaya ivorensis, Terminalia ivorensis, Aucoumea klaineana, Entandrophagma spp, Lovoa trichilioides, Lophira alata, Guarea cedrata, Entandrophlogma angolense. Sau đó vào … [Read more...]

Đa dạng sinh học của đất rừng : tầm quan trọng của việc cải tạo và sử dụng rừng

Đất rừng, đặc biệt đất rừng nhiệt đới là nơi xảy ra sự suy thoái mạnh chất hữu cơ trong đất. Điều này phụ thuộc một phần lớn vào đa dạng sinh học của đất. Đa dạng sinh học của đất thể hiện ở nhiều đặc tính: sự phong phú về chủng loại, tính ổn định cao khi không bị áp lực của môi trường tác động tới, động vật hoang dã, hệ vi sinh vật (được xác định bởi độ chua của đất) đã tạo nên các kiểu mùn đặc thù. Động thái quần cư thổ nhưỡng chứng tỏ một sự biến động hàng năm do tác động của khí hậu là … [Read more...]

[logo-slider]