Hiện trạng rừng, đất rừng và tình hình sử dụng tại huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội

Nguyễn Văn Thịnh, Bùi Thanh Hằng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Sóc Sơn là một huyện có quỹ đất Lâm nghiệp nhiều nhất của thành phố Hà nội. Để có cơ sở trong việc xây dựng các dự án phát triển Lâm nghiệp giai đoạn 2007 – 2015 của huyện, thành phố Hà nội đã giao cho Chi Cục Kiểm lâm tiến hành rà soát, đánh giá lại hiện trạng rừng, đất rừng và tình hình sử dụng để thấy hết tiềm năng và định hướng phát triển rừng trong những năm tới. Từ khoá: huyện Sóc Sơn, hiện trạng rừng và … [Read more...]

Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ ngập mặn ven biển dự án 661 tỉnh Thái Bình

Trương Tất Đơ, Nguyễn Kim Oanh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Rừng ngập mặn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ đê biển, cải tạo môi trường sinh thái và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Việc xây dựng hệ thống đai rừng ngập mặn ven biển đảm bảo tốt chức năng phòng hộ là nhiệm vụ cấp thiết đặt ra với ngành lâm nghiệp tỉnh Thái Bình. Kết quả nghiên cứu "Đánh giá chất lượng rừng trồng phòng hộ ngập mặn ven biển dự án 661 giai đoạn 1998 – 2005 tại tỉnh Thái Bình’’ bước đầu đánh giá … [Read more...]

Tái sinh cây bản địa dưới tán rừng trồng và trên đất trống tại xã Nậm Lầu, Tỉnh Sơn La

Trần Văn Đô, Nguyễn Bá Văn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng rừng trồng và đất trống tại tỉnh Sơn La với mục tiêu so sánh khả năng tái sinh của cây bản địa dưới tán rừng trồng và trên đất trống, đánh giá ảnh hưởng của mật độ rừng trồng tới khả năng tái sinh cây bản địa. Ô dạng bản hình tròn, kích thước 200m2 được sử dụng để thu thập số liệu về loài và mật độ cây tái sinh. Một số chỉ tiêu đa dạng sinh học được áp dụng để đánh giá mức độ đa … [Read more...]

Đa dạng nguồn tài nguyên thực vật làm thuốc tại vườn Quốc gia Ba Vì

Vũ Văn Sơn Vườn Quốc gia Ba Vì Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Tài nguyên cây thuốc ở Vườn quốc gia Ba Vì gồm có 668 loài thuộc 441 chi, 158 họ thuộc 5 ngành thực vật bậc cao, trong đó ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm nhiều nhất tới 96,40% tổng số loài làm thuốc, tiếp đến ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)chiếm 2,10% tổng số loài, còn các ngành Thông đất (Lycopodiophyta) và Thông(Pinophyta) chiếm tỷ lệ rất thấp là 0,30% và 1,05%. Đặc biệt … [Read more...]

Động thái cấu trúc của rừng tự nhiên Kon Hà Nừng

Trần Văn Con Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Bài báo là kết quả phân tích bước đầu số liệu theo dõi từ 2004 – 2006 ở các ô tiêu chuẩn định vị để nghiên cứu cấu trúc tổ thành loài, cấu trúc và động thái rừng tự nhiên kín lá rộng thường xanh mưa ẩm nhiệt đới tại khu vực Kon Hà Nừng. Cấu trúc tổ thành được thể hiện bằng hệ số Shannon-Wiener (H’) và giá trị IV% tính bằng mật độ và tiết diện ngang tương đối. Phân bố N/D được mô phỏng bằng hàm Weibull cho thấy rừng có cấu trúc giảm … [Read more...]

Kết quả xây dựng danh sách Tre trúc Việt Nam

Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Danh sách về các loài Tre trúc hiện có ở Việt Nam là kết quả của bốn năm điều tra trên cả nước, bao gồm 194 loài thuộc 26 chi, trong đó có 80 loài đã tạm thời được định danh, còn lại là các loài chưa có tên hoặc có các loài/phân loài mới. Quá trình khảo sát đã phát hiện ra một số chi được coi là mới đối với nước ta là chi Giang (Maclurochloa) với 17 loài, chi Tre quả thịt (Melocalamus) với 10 loài, chi Tre Bidoup … [Read more...]

Kết quả phân tích đa dạng di truyền loài Gõ đỏ (Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib.) bằng chỉ thị phân tử RAPD

Nguyễn Hoàng Nghĩa - Viện Khoa học Lâm nghiệp Nguyễn Đức Thành, Trần Thuỳ Linh - Viện Công nghệ sinh học I. MỞ ĐẦU Gõ đỏ (Cà te, Gõ cà te) có tên khoa học là Afzelia xylocarpa (Kurz) Craib (hoặc Pahudia xylocarpa Kurz) thuộc họ Đậu (Leguminosae), họ phụ Vang (Caesalpinoideae), là loài cây gỗ lớn, cao tới 30 m và đường kính đạt tới 80 - 100 cm. Cây sống trong rừng nhiệt đới thường xanh hay nửa rụng lá, có phân bố ở Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Khánh Hoà và các tỉnh vùng Đông Nam Bộ. Phân bố … [Read more...]

Ứng dụng chỉ số nhiệt thực vật cho việc đánh giá sa mạc hoá vùng bờ biển ở Việt Nam

Đề tài đã xây dựng một phương pháp đánh gía sa mạc hoá ứng dụng ảnh vệ tinh MODIS và ASTER. Chỉ số thực vật và nhiệt độ mặt đất được lấy ra từ ảnh vệ tinh MODIS và ASTER thông qua các kênh trong giải phổ nhìn thấy và kênh hồng hoại nhiệt. Mối liên hệ giữa chỉ số thực vật, nhiệt độ mặt đất và mức độ sa mạc hoá được khảo sát và bước đầu ứng dụng đề xây dựng bản đồ vùng sa mạc hoá ven biển. … [Read more...]

Nghiên cứu mối quan hệ di truyền của 12 loài thuộc chi Dipterocarpus (họ Dipterocarpaceae) dựa trên các chỉ thị phân tử

Mở đầu Cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) phân bố rộng khắp trên thế giới, là một họ thực vật điển hình của rừng nhiệt đới Đông Nam á gồm 13 chi và 470 loài. Họ này có ý nghĩa lớn về kinh tế và sinh thái học. Chi Dipterocarpus là một trong 8 chi thuộc tộc Dipterocarpeae thuộc họ phụ Dipterocarpoideae, gồm 69 loài phân bố ở Srilanka, ấn Độ, Thái Lan, Philippin, Bali, Boneo, Trung Quốc.... ở Việt Nam các loài thuộc chi Dipterocarpus gồm 14 loài phân bố ở cả hai miền Bắc và Nam. Ngoài việc cung cấp gỗ … [Read more...]

Kết quả giâm hom hồng tùng phục vụ trồng rừng bảo tồn nguồn gen

Nguồn: Tạp chí Nông nghiệp &PTNT, 3/2004, 390 - 391 … [Read more...]

[logo-slider]