Hà Thị Mừng
Trung tâm NC Sinh thái va Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nghiên cứu ảnh hưởng của N, P và K đến sinh trưởng cây Kháo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi được tiến hành tại vườn ươm của Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng ở Hà Nội và Hòa Bình. Kết quả cho thấy, giai đoạn 1 năm tuổi, Kháo vàng có chiều cao, đường kính, tốc độ tăng trưởng tương đối và hàm lượng N, P2O5 vàK2O trong lá lớn nhất ở các công thức bón 57,3 mg N/kg ruột bầu, 76,3 mg P2O5 /kg ruột bầu và 34,4 mg K2O/kg ruột bầu; giai đoạn 2 năm tuổi, các chỉ tiêu sinh trưởng cũng như hàm lượng các chất dinh dưỡng trong lá cây lớn nhất ở các công thức bón 76,3 mg N/kg ruột bầu,114,5 mg P2O5 /kg ruột bầu và 45,8 mg K2O/kg ruột bầu.
Từ khóa: Kháo vàng; Phân N, P, K, Sinh trưởng, Vườn ươm
ĐẶT VẤN ĐỀ
Kháo vàng (Machilus odoratissima Ness) là loài cây gỗ lớn bản địa có giá trị kinh tế, và được xác định là một trong những loài cây ưu tiên cho cải tạo rừng nghèo ở Việt Nam. Đã có một số mô hình trồng rừng loài cây này được xây dựng, tuy nhiên, kỹ thuật tạo cây con và trồng rừng được áp dụng chủ yếu dựa trên cơ sở đúc kết các kinh nghiệm thực tiễn, cơ sở về đặc điểm sinh lý loài còn hạn chế. Dinh dưỡng khoáng là những nhân tố chi phối hiệu quả đến quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật. Tuỳ theo đặc tính sinh học của từng loài, từng giai đoạn tuổi và các điều kiện sinh thái khác nhau mà cây có nhu cầu được cung cấp dinh dưỡng khác nhau.Trong các nguyên tố khoáng thì N, P và K là ba nguyên tố có vai trò quan trọng đối với cây và trong đất thường không đủ cung cấp cho cây, do đó thường phải bón các loại phân có chứa các nguyên tố này. Tuy nhiên, để phát huy hiệu quả của chúng cần phải xác định được lượng phân bón hợp lý cho cây.
Nghiên cứu ảnh hưởng củaN, P và Kđến sinh trưởng của Kháo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi ở vườn ươm nhằm cung cấp cơ sở khoa học, bổ sung cho việc hoàn thiện biện pháp kỹ thuật gây trồng loài cây bản địa này.
(Trang 1233-1243)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nguy cơ tuyệt chủng loài cây Pơmu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên, Thường Xuân, Thanh Hóa
- Nghiên cứu xây dựng các thông số công nghệ uốn ép gỗ Keo lai
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm polyetylenglycol (Peg-600) đến ổn định của thớ gỗ Mỡ biến tính
- Xác định nhanh tuổi cây Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance)
- Kết quả nghiên cứu tuyển chọn xuất xứ giống Sa nhân tím (Amomum longiligulare T.Lwu) cho năng suất cao, chất lượng tốt tại huyện Kbang, tỉnh Gia Lai