Phạm Thế Dũng, Vũ Đình Hưởng, Kiều Tuấn Đạt
Nguyễn Thanh Bình, Lê Thanh Quang
Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ
TÓM TẮT
Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng là một trong những nghiên cứu còn mới ở Việt Nam nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất và duy trì năng suất rừng. Bài viết sau đây giới thiệu những kết qủa chính sau nhiều năm nghiên cứu, với sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) thông qua dự án “Quản ý lập địa và năng suất rừng trồng nhiệt đới” và và đề tài do Bộ NN&PTNT quản lý. Kết quả chỉ ra rằng: Nếu giữ lại vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng sẽ làm tăng năng suất rừng ở các luân kỳ sau từ 8,6% đến 18,9% tùy theo mức độ để lại và tăng sinh khối rừng từ 8,7% đến 18,7%. Đối với đất, việc nâng cao hàm lượng chất hữu cơ (C), đạm (N), lân (P) không những bù đắp cho sử dụng của cây mà còn tích lũy được thêm cho đất như chất hữu cơ và đạm. Phân tích quá trình cung cấp và sử dụng chất dinh dưỡng của cây trong báo cáo cũng làm cơ sở khoa học cho việc đề xuất các kỹ thuật sử dụng phân bón cho rừng trồng cây Keo lá tràm.
Từ khóa: Vật liệu hữu cơ sau khai thác; Dinh dưỡng; Độ phì đất; Năng suất rừng.
ĐẶT VẤN ĐỀ
Keo và bạch đàn đang là cây chủ lực trong trồng rừng công nghiệp ở nước ta và chiếm tới 46% tổng diện tích rừng trồng hiện có và có xu hướng tăng. Khuynh hướng suy giảm năng suất rừng ở các chu kỳ kinh doanh sau đã được phát hiện và quan tâm nghiên cứu ở nhiều nước trên thế giới, mà nguyên nhân chính là quản lí lập địa thiếu bền vững. Quản lý lập địa bao gồm các hoạt động như quản lí vật liệu hữu cơ sau khai thác, kiểm soát thảm thực bì và quản lí dinh dưỡng qua bón phân phù hợp đã có tác dụng tích cực đến độ phì đất và năng suất rừng trồng (Nambiar, 1996).
Từ năm 2002-2007, Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp (FSSIV) và Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) thực hiện dự án: “Quản lý lập địa và năng suất rừng trồng Nhiệt đới” tại tỉnh Bình Phước (gọi tắt dự án CIFOR). Kết quả bước đầu cho thấy để lại vật liệu hữu cơ sau khai thác (VLHCSKT) đã cải thiện độ phì đất và năng suất rừng trồng Keo lá tràm lên rõ rệt.
Để mở rộng kết qủa nghiên cứu trên các dạng lập địa và cho các loài cây trồng rừng chính của Việt Nam, năm 2008 Bộ NN&PTNT đã cho thực hiện đề tài “Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì của đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng keo, bạch đàn ở các luân kỳ sau”. Bài viết này nhằm tóm tắt một phần về kết quả nghiên cứu từ dự án và đề tài nghiên cứu này.
(Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ giai đoạn 2006-2010, trang 129-144)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu kỹ thuật trồng Bần không cánh (Sonneratia apetala Buch-Ham) góp phần phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu ở vùng cửa sông, ven biển Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Quốc gia: “Nghiên cứu khai thác và phát triển nguồn gen cây Ươi (Scaphium macropodum) tại một số tỉnh miền Trung và Tây Nguyên”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu biện pháp phòng trừ tổng hợp bệnh chết héo do nấm Ceratocysts sp. cho Keo lá tràm, Keo lai và Keo tai tượng”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp Bộ: “Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh Xoan Đào (Pygeum arboreum Endl.) cung cấp gỗ lớn ở Vùng Đông Bắc và Tây Bắc”.
- Hội đồng thẩm định hồ sơ Phương án quản lý rừng bền vững giai đoạn 2021-2030 các đơn vị Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung Bộ, Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp vùng Trung tâm Bắc Bộ.
Các tin khác
- Kỹ thuật trồng cây Tai chua lấy quả
- Nghiên cứu tuyển chọn và nhân nhanh dòng ưu trội về sinh trưởng và chất lượng gỗ Keo tai tượng tại Tuyên Quang để phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng
- Đánh giá ảnh hưởng của Cà phê đến môi trường ở Tây Nguyên
- Đánh giá mức độ suy thoái của rừng phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Đạ Tẻh và đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển bền vững
- Đánh giá tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất trên một số lưu vực sông miền Trung và Tây Nguyên