Ngô Đình Quế, Nguyễn Thu Hương
Nguyễn Thanh Tùng, Tạ Thu Hoà
Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bài viết này là một trong các nội dung của dự án “Điều tra đánh giá tác động của rừng ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đến một số yếu tố môi trường nhằm đề xuất cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn môi trường lâm nghiệp” từ tháng 10 năm 2003 đến tháng 4 năm 2004 do Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng – Viện KHLN Việt Nam thực hiện. Bằng phương pháp nghiên cứu tổng hợp, dự án đã tiến hành điều tra khảo sát tại Tây Nguyên tập trung ở tỉnh Đăk Lăk với đối tượng là Cà phê nhằm đưa ra một số ảnh hưởng của việc trồng Cà phê đến môi trường. Từ các kết quả thu được, chúng tôi đã đề xuất bảng hệ thống tiêu chuẩn đánh giá môi trường cho Cà phê, chia ra làm 4 mức là: Bền vững với môi trường, an toàn về môi trường, rừng cần được tác động để đạt an toàn về môi trường và rừng không an toàn về môi trường.
Từ khoá: Cây Cà phê, môi trường, đất, Tây Nguyên
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Cho đến nay diện tích trồng Cà phê ở Việt Nam là rất lớn, lượng Cà phê xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới nhưng số công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trồng Cà phê đến môi trường, xã hội còn rất ít.
Viện Nông hoá Thổ nhưỡng và Viện Nghiên cứu Cà phê Tây Nguyên đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc trồng Cà phê đến xói mòn đất, thử nghiệm các công thức phân bón, phương thức bảo vệ đất,… và đã đạt được một số kết quả nhất định. Tuy nhiên, còn thiếu các nghiên cứu toàn diện về ảnh hưởng của phát triển Cà phê ở Tây Nguyên ồ ạt đến môi trường. Do đó chúng tôi thực hiện nhằm đánh giá ảnh hưởng của Cà phê đến môi trường Tây Nguyên và đề xuất bảng tiêu chuẩn đánh giá môi trường của Cà phê góp phần tạo nên nền sản xuất Cà phê bền vững.
(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 378-383)
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu sản phẩm và tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh "Nghiên cứu hoàn thiện kỹ thuật nhân giống và xây dựng mô hình trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) cung cấp gỗ lớn kết hợp lấy tinh dầu tại tỉnh Lào Cai"
- Hội đồng tổng kết nhiệm vụ Khoa học Công nghệ cấp tỉnh: Nghiên cứu trồng rừng thâm canh cây Sồi phảng (Lithocapus fissus Champ. Ex Benth) cung cấp gỗ lớn ở Quảng Ninh
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
Các tin khác
- Đánh giá mức độ suy thoái của rừng phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Đạ Tẻh và đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển bền vững
- Đánh giá tác động của rừng đến dòng chảy và xói mòn đất trên một số lưu vực sông miền Trung và Tây Nguyên
- Nghiên cứu các giải pháp kinh tế, kỹ thuật tổng hợp nhằm khôi phục và phát triển rừng ngập mặn và rừng tràm tại khu vực phía Nam
- Thành phần loài sâu bệnh hại rừng Đước, đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh học và sinh thái của loài sâu hại chính tại Cần Giờ - Tp Hồ Chí Minh
- Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại thông