Hoàng Việt Anh
Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng
Lê Quốc Huy, Lê Thành Công
Trung tâm Công nghệ Sinh học Lâm nghiệp
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Rừng đặc dụng Hương Sơn là khu vực có nhiều tiềm năng về bảo tồn giá trị đa dạng sinh học (ĐDSH) và phát triển du lịch sinh thái. Đề tài đã đánh giá đa dạng sinh học theo cách tiếp cận định lượng sử dụng phương pháp tính toán các chỉ số ĐDSH: IVI, H, Cd, A/F. Trên toàn khu vực nghiên cứu, đã điều tra 28 ô tiêu chuẩn thực vật và ghi nhận được 380 loài thực vật và 178 loài động vật. Chỉ số H của thảm cây gỗ khá cao, tương đối ổn định từ 3,83 đến 5,50, trong khi đó chỉ số H của cây bụi (2,88-5,20) và thảm tươi (1,55-4,22) biến động mạnh do tác động của các loài xâm lấn. Để quản lý và chuyển giao kết quả nghiên cứu một cách hiệu quả, đề tài đã tiến hành xây dựng chương trình CSDL BioHS (Huong Son Biodiviersity Database). Chương trình được phát triển trên nền MS. Access 2007 và sử dụng bộ công cụ Developer Extension and Runtime miễn phí để tạo bản cài đặt chạy độc lập. Dữ liệu GIS được cập nhật trực tiếp từ môi trường Access và xem thông qua phiên bản miễn phí MapInfo Proview. Qua thử nghiệm BioHS có thể chạy tốt trên máy tính cấu hình thấp và có thể quản lý lượng dữ liệu tới 2 Gyga bytes.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Tìm thấy một loài nứa mới Nứa Sa Pa (Schizostacchyum chinense Rendle) thuộc chi Schizostachyum Nees (họ Hoà thảo - Poaceae) cho hệ thực vật Việt Nam
- Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng ở Lâm trường Đắc Tô - Kon Tum
- Nghiên cứu đa dạng di truyền một số giống sở (Camelia sp.) của Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD
- Nghiên cứu xác định hiện trạng và tổ thành rừng tự nhiên chủ yếu vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, làm cơ sở xây dựng hệ khoá giải đoán trong phân loại tài nguyên rừng dùng cho ảnh vệ tinh LANDS
- Nghiên cứu chọn cây trội, dẫn dòng Keo tai tượng phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng