Phạm Xuân Đỉnh–Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp vùng Bắc Trung Bộ-FSIV
Phí Hồng Hải (tác giả chịu trách nhiệm chính)-Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng-FSIV
Chris Harwood, Chris Beadle, Sadanandan Nambiar– CSIRO – Hệ sinh thái bền vững, Private Bag 12, Hobart 7001, Australia
Vũ Đình Hưởng–Phân viện Nghiên cứu Lâm nghiệp Nam Bộ-FSIV
Đặng Thịnh Triều, Triệu Thái Hưng-Phòng NC Kỹ thuật Lâm sinh-FSIV
TÓM TẮT
Nghiên cứu tác động của tỉa thưa tới phát triển đường kính, tác động của tỉa cành tới giảm khuyết tất gỗ và tác động của phân lân tới sinh trưởng của Keo lai tại Quảng Bình và Quảng Trị đã chỉ ra rằng: (1) tỉa thưa có thể cải thiện sinh trưởng đường kính của Keo lai; (2) Tỉa cành cũng làm giảm tỷ lệ khuyết tất ở gỗ đánh kể; (3) Bón lót 10g lân nguyên tố /cây (tương đương 143g supe phốt phát/cây) là đủ để tạo ra sự khác biệt về sinh trưởng chiều cao Keo lai tại giai đoạn đầu tại Quảng Trị. Trong trồng rừng Keo gỗ xẻ, Keo tai tượng, Keo lá tràm, Keo lá liềm và Keo lai là những loài Keo phù hợp. Keo lá liềm là loài có triển vọng ở trên một số dạng đất có vấn đề như cát nội đồng ở miền Trung. Keo tai tượng phù hợp với các vùng thấp ở miền Bắc. Trong khi, Keo lá tràm được ưu truộng hơn ở miền Nam. Keo lai có thể trồng trên nhiều dạng lập địa từ Bắc vào Nam. Các nguồn giống cung cấp cho sản xuất là các dòng quốc gia và TBKT của Keo lá tràm và Keo lai, và các nguồn hạt giống từ vườn giống và rừng giống của Keo tai tương và Keo lá liềm.
Từ khóa: Keo, Gỗ xẻ, Tỉa thưa, Tỉa cành, Quản lý lập địa, Giống
(Trang 1244-1251)
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Ảnh hưởng của N, P và K đến sinh trưởng cây Kháo vàng giai đoạn 1-2 năm tuổi ở vườn ươm
- Nghiên cứu đặc điểm phân bố và nguy cơ tuyệt chủng loài cây Pơmu tại khu bảo tồn thiên nhiên Xuân liên, Thường Xuân, Thanh Hóa
- Nghiên cứu xây dựng các thông số công nghệ uốn ép gỗ Keo lai
- Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ, nhiệt độ, thời gian ngâm polyetylenglycol (Peg-600) đến ổn định của thớ gỗ Mỡ biến tính
- Xác định nhanh tuổi cây Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance)