Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Nứa Sa Pa (Schizostachyum chinense Rendle) phân bố chủ yếu ở vùng rừng núi cao của Trung Quốc và Việt Nam. Loài được tìm thấy có phân bố hỗn giao trong rừng lá rộng thường xanh của Vườn quốc gia Hoàng Liên ở SaPa (tỉnh Lào Cai) của nước ta. Mẫu vật được thu thập ở khu vực Đá xẻ (SaPa) và lưu trữ ở Phòng Tài nguyên Thực vật rừng của Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. Trên cơ sở đặc điểm hình thái và giải phẫu hoa quả của mẫu vật, loài nứa này được mô tả và so sánh với các mẫu vật chuẩn của Trung Quốc mang số hiệu: Guangzhou 595684, ở Bảo tàng Thực vật của Vườn Thực vật Nam Trung Quốc, Quảng Châu. Loài được giới thiệu là loài mới cho hệ thực vật Việt Nam. Đặc điểm nổi bật của loài nứa này là đáy trên của mo phình to, đầu nhuỵ 2 ngắn và to. Loài được đặt tên là Nứa Sa Pa để ghi danh địa điểm đầu tiên tìm thấy mẫu vật của loài.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Đánh giá tác động xã hội của công tác quản lý rừng ở Lâm trường Đắc Tô - Kon Tum
- Nghiên cứu đa dạng di truyền một số giống sở (Camelia sp.) của Việt Nam bằng kỹ thuật RAPD
- Nghiên cứu xác định hiện trạng và tổ thành rừng tự nhiên chủ yếu vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà, làm cơ sở xây dựng hệ khoá giải đoán trong phân loại tài nguyên rừng dùng cho ảnh vệ tinh LANDS
- Nghiên cứu chọn cây trội, dẫn dòng Keo tai tượng phục vụ trồng rừng cung cấp gỗ gia dụng
- Đặc điểm sinh lý và phương pháp bảo quản hạt Giổi xanh