Tên đề tài luận án: Nghiên cứu một số yếu tố công nghệ sản xuất ván MDF từ nguyên liệu gỗ Tràm.
Chuyên ngành: Công nghệ gỗ, giấyMã số: 62522405
Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Duy Ngọc
Họ và tên cán bộ hướng dẫn:
1. PGS.TS Phạm Văn Chương
2. TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu tạo ván MDF từ nguyên liệu gỗ Tràm ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy: gỗ Tràm Melaleuca cajuputi có các chỉ tiêu như: hàm lượng cellulose từ 48.8 % đến 49.7 % tùy theo cấp tuổi, khả năng phân ly tạo sợi tốt, kích thước xơ sợi (sợi cơ bản) dài và mịn, có khả năng thẩm thấu và dàn trải tốt với keo. Gỗ Tràm Melaleuca cajuputi có thể sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất ván sợi.
Xác định được một số thông số công nghệ khi tạo sợi từ gỗ Tràm để làm nguyên liệu sản xuất ván MDF. Chế độ phân ly tạo sợi từ gỗ Tràm Melaleuca cajuputi : nhiệt độ hóa mềm dăm 180 0C, thời gian hóa mềm dăm 8 phút.
Khi tạo ván MDF từ sợi gỗ Tràm Melaleuca cajuputi, các thông số công nghệ khâu ép nhiệt là: Nhiệt độ ép: 160 0C; Áp suất ép: 3 MPa; Thời gian ép: 40 s/mm chiều dày sản phẩm.
Đường cong ép nhiệt chia thành 3 giai đoạn như sau:
+/ Giai đoạn 1: tăng áp lên 3 MPa, duy trì áp suất ép này với thời gian bằng 1/4 tổng thời gian của chế độ ép, sau đó chuyển sang giai đoạn 2.
+/ Giai đoạn 2: giảm áp suất ép xuống 0.5 MPa, duy trì áp suất này một thời gian bằng 1/2 tổng thời gian của chế độ ép, sau đó chuyển sang giai đoạn 3.
+/ Giai đoạn 3: tăng áp suất ép lên 1 MPa, duy trì áp suất ép thời gian bằng 1/4 tổng thời gian của chế độ ép. Kết thúc giai đoạn 3, tiến hành mở mặt bàn ép từ từ để đưa áp suất ép về 0.
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện