Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Lưu Tiến Đạt

Tên luận án: “Nghiên cứu ảnh hưởng của lập địa đến sinh trưởng và sản lượng mủ của rừng trồng cao su (Hevea brasiliensis) tại tỉnh Lai Châu”

Chuyên ngành: Lâm sinh                          Mã số: 9.62.02.05

Họ và tên nghiên cứu sinh: Lưu Tiến Đạt

Họ và tên cán bộ hướng dẫn: 1) GS.TS. Vương Văn Quỳnh               2) TS. Trần Văn Túy

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:

(1) Lai Châu có khí hậu cận nhiệt đới ẩm. Nhiệt độ trung bình năm là 23,79 oC. Lượng mưa bình quân tháng từ 22,5 mm vào tháng 2 đến 467,2 mm vào tháng 7; lượng mưa trung bình năm là 2.187,3 mm; độ ẩm trung bình năm là 82,06%. Độ cao trung bình phổ biến từ 600-800 m với diện tích 175.176 ha, tiếp đó là độ cao từ 400-600 m và 800-1.000 m với diện tích lần lượt là 142.569,16 ha và 143.619 ha. Độ dốc phổ biến nhất là từ 20 – 300 có diện tích 454.475ha, chiếm 57,1% tổng diện tích; độ dốc dưới 80 chỉ có 10.375ha, chiếm 1,3% tổng diện tích tự nhiên, tập trung nhiều nhất ở huyện Tân Uyên (3.000ha). Trên địa bàn tỉnh Lai Châu có 7 nhóm đất với 17 loại đất chính.

(2) Lai Châu chính thức trồng cao su đại điền từ năm 2008 – 2016 với tổng diện tích là 13,879.9 ha. Các giống cao su chủ yếu được trồng ở Lai Châu là RRIV 124,  RRIC 121, IAN 873, VNg 77-2, VNg 77-4, RRIM 600. Giống RRIV 124 có diện tích lớn nhất với 4,016.6 ha, chiếm 28,9% tổng số các giống; tiếp đến là RRIC 121 với 2.444,5 ha, chiếm 17,6%; IAN 873 là 1.566,4 ha, chiếm 11,3%; RRIM 600 là 1,544.8 ha, chiếm 11,1%; Bước đầu đánh giá có 4 giống RRIV124, VNg 77-4, VNg 77-2, và IAN873 có các chỉ tiêu sinh trưởng vượt so với trung bình quần thể từ 102,5 – 110,4% về D1.0, từ 101,4 – 104,0% về Hvn. Năng suất mủ của các giống cao su mở cạo năm đầu tiên đạt bình quân 2,48kg mủ khô/cây, tương ứng 0,976 tấn mủ khô/ha, với tỷ lệ cây đạt tiêu chuẩn cạo bình quân là 85,9%. Bước đầu đánh giá có 4 giống IAN873, VNg 77-4, RRIM600, và RRIV124 có năng suất mủ khô bình quân/cây vượt tư 104,4 – 115,3% so với năng suất mủ khô của trung bình quân thể.

(3) Hai chỉ tiêu sinh trưởng D1.0 và Hvn đều có tương quan chặt và rất chặt với sản lượng mủ của cao su ở Lai Châu, (lần lượt R2 là 0,8992 và 0,7419). 07 yếu tố lập địa gồm: nhiệt độ bình quân, độ ẩm bình quân, lượng mưa bình quân, độ cao, độ dốc, độ dày tầng đất và loại đất đều có ảnh hưởng tới sinh trưởng và sản lượng mủ của cao su tuy nhiên không lớn. Liên hệ giữa sinh trưởng đường kính với tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng của lập địa ở mức tương đối chặt.

(4) Lập địa cấp I là lập địa thích hợp nhất để gây trồng và phát triển cao su, với diện tích tiềm năng trên toàn tỉnh là 99.154 ha, chiếm 14,6% tổng diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh Lai Châu, nhiều nhất là huyện Mường Tè với 37.894 ha, ít nhất là TP. Lai Châu với 81ha; Bảng tra cấp lập địa theo những yếu tố ảnh hưởng đến D1.0 có thể dự đoán được D1.0 và sản lượng mủ ở các cấp lập địa cụ thể, từ đó quyết định kế hoạch trồng cao su cùng với những giải pháp kỹ thuật áp dụng thích hợp.

(5) Xác định 04 giải pháp chính để gây trồng và phát triển cao su ở Lai Châu và đề xuất 11 giải pháp kỹ thuật để canh tác bền vững cao su trên đất dốc ở Lai Châu, trong đó có 8 giải pháp tăng cường bảo vệ đất và nước và 3 giải pháp tăng cường bảo vệ đa dạng sinh học.

Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=37684

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]