Tên luận án: “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và kỹ thuật trồng rừng Chiêu liêu nước (Terminalia calamansanai (Blanco) Rolfe) tại vùng Đông Nam Bộ”.
Chuyên ngành: Lâm sinh Mã số: 9620205
Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Thanh Minh
Họ và tên cán bộ hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thế Dũng và TS. Giang Văn Thắng
Cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN:
- Chiêu liêu nước đóng vai trò đồng ưu thế sinh thái với các loài cây họ Sao Dầu trong những quần xã thực vật thuộc rừng kín thường xanh hơi ẩm nhiệt đới ở khu vực Mã Đà thuộc tỉnh Đồng Nai. Mức độ ưu thế của Chiêu liêu nước ở những quần xã thực vật thuộc trạng thái rừng giàu cao hơn so với trạng thái rừng trung bình. Chiêu liêu nước tái sinh tự nhiên liên tục dưới tán rừng.
- Thời kỳ thích hợp để thu hái hạt giống Chiêu liêu nước là trung tuần tháng 4 đến trung tuần tháng 5. Bảo quản hạt trong ngăn mát của tủ lạnh ở nhiệt độ từ 3 – 50C và trong ngăn đá của tủ lạnh ở nhiệt độ -50C đến -100C có thể giúp kéo dài tuổi thọ của hạt Chiêu liêu nước đến 24 tháng và tỷ lệ nảy mầm đạt trên 49%.
- Từ 50 cây trội được tuyển chọn từ 4 vùng sinh thái (Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Nam Trung Bộ), đã chọn được 1 (một) xuất xứ Chiêu liêu nước có triển vọng nhất là xuất xứ Tây Ninh. Về gia đình, đã chọn được 10 (mười) gia đình có độ vượt về thể tích thân cây lớn hơn 15% so với thể tích trung bình của khảo nghiệm, Có 4 gia đình có triển vọng là PQ-KG11 Phú Quốc-Kiên Giang), MĐ-ĐN7 (Mã Đà-Đồng Nai) và TB-TN2, TB-TN1 (Tân Biên -Tây Ninh) có năng suất vượt từ 44,3 đến 50,4% so với giá trị bình quân của toàn khảo nghiệm và có năng suất trên 9,4 m3/ha/năm.
- Chiêu liêu nước có thể được nhân giống bằng hạt và hom. Hạt Chiêu liêu nước được xử lý bằng cách ngâm trong nước ở nhiệt độ bình thường (khoảng 20 – 250C) với thời gian 2 ngày đêm. Hỗn hợp ruột bầu thích hợp để gieo ươm cây con từ hạt là 1% NPK + 5% phân chuồng + 50 – 75% xơ dừa + đất mặt. Khi giâm hom, chọn hom từ cây mẹ 6 – 12 tháng tuổi. Thời gian giâm hom là mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 3 năm sau. Sử dụng IBA với nồng độ 1.500 ppm và thời gian xử lý 60 đến 90 giây. Sử dụng giá thể giâm hom gồm 70% đất ở tầng mặt kết hợp với 30% xơ dừa.
- Tuổi cây con thích hợp để trồng rừng là 12 đến 18 tháng tuổi. Rừng Chiêu liêu nước có thể được trồng thuần loài và trồng hỗn giao. Khi trồng thuần loài, mật độ thích hợp là 667 cây/ha. Rừng non được nuôi dưỡng trong 2 năm đầu bằng cách bón lót phân tổng hợp NPK với hàm lượng 200 g/gốc kết hợp với phân vi sinh với hàm lượng 400g/gốc. Chiêu liêu nước có thể trồng hỗn giao với Dầu rái, Sao đen và Đậu tràm theo tỷ lệ 1:1 Sinh trưởng của Chiêu liêu nước trong rừng trồng hỗn giao tốt hơn trồng thuần loài.
6. Chiêu liêu nước có thể được sử dụng để trồng làm giàu rừng tự nhiên nghèo. Phương thức trồng là trồng thuần loài trong các lỗ trống có diện tích khoảng 500 m2 hoặc trồng theo rạch với rộng 6 m. Tuy nhiên, sinh trưởng của Chiêu liêu nước trong các lỗ trống và trong các rạch thấp hơn so với rừng trồng thuần loài và rừng trồng hỗn giao với Sao, Dầu.
Toàn văn luận án được đăng tải trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link: http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=37547
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Nguyễn Hoàng Tiệp
Các tin khác
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Kim Ngọc Quang
- NCS Nguyễn Trọng Điển bảo vệ thành công luận án tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Nguyễn Trọng Điển
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Kim Ngọc Quang
- Khai giảng Lớp Đào tạo văn bằng 2, hệ vừa làm vừa học, ngành Tiếng Anh cho cán bộ nghiên cứu