Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu bổ sung một số đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật trồng Sa nhân tím (Amomum logiligulare T.L.Wu) tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội”
Ngành đào tạo: Lâm sinh: Mã ngành: 9 62 02 05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Bùi Kiều Hưng
Họ và tên người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Võ Đại Hải
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
– Về đặc điểm sinh học loài Sa nhân tím:
Sa nhân tím là cây ưa bóng, có biên độ sinh thái rộng, thích nghi ở những nơi mát ẩm, độ tàn che 0,2-0,3, tái sinh chồi rất mạnh, ra hoa giữa tháng 3-5, quả chín cuối tháng 7-8 (vụ chính) và ra hoa tháng 7-8, quả chín giữa tháng 11-12 (vụ phụ), hàm lượng tinh dầu trong quả Sa nhân tim khá cao, trung bình lên tới 4,82%, trong tinh dầu có chứa 13 hợp chất quan trọng.
– Về nhân giống Sa nhân tím:
+ Nhân giống từ hạt: bầu kích thước 10x15cm, Thành phần ruột bầu gồm 94% đất + 5% phân chuồng + 1% NPK(5:10:3), chăm sóc sau 7 tháng tuổi, chiều cao Hvn ≥ 30 cm, có ít nhất 8 lá xanh, cây sinh trưởng tốt.
+ Giâm hom gốc 9 tháng tuổi, bầu kích thước 15x18cm, thành phần ruột bầu gồm 89% đất + 10% phân chuồng + 1% NPK(5:10:3); chăm sóc sau 5 tháng tuổi, chiều cao Hvn ≥ 45cm, có ít nhất 8 lá xanh, cây sinh trưởng tốt.
– Về biện pháp kỹ thuật trồng thâm canh, thu hái, sơ chế, bảo quản quả Sa nhân tím:
+ Trong khuôn khổ nghiên cứu của luận án, Sa nhân tím trồng tại huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội với mật độ 6.944 cây/ha, cây thân gỗ che tán có độ tàn che từ 0-2-0,3; bón lót 2 kg phân chuồng/hố + bón thúc (695 kg NPK (5:10:3) + 1.390 kg vi sinh)/ha/2 lần/năm, cây sinh trưởng phát triển tốt, năng suất trung bình đạt 980,2 kg quả tươi/ha/năm, hàm lượng tinh dầu trong quả khá cao trung bình lên tới 4,82%, trong tinh dầu có tới 13 hợp chất hóa học quan trọng.
+ Quả Sa nhân tím được thu hái chọn, có 2 vụ/năm, vụ chính giữa tháng 7 -8, vụ phụ giữa tháng 11-12. Quả Sa nhân tím được loại bỏ tạp chất và phân loại quả theo 3 nhóm kích thước: Quả loại 1 có đường kính ≥ 0,8cm, quả chắc mẩy, gai đều, quả loại 2 có đường kính từ 0,5-0,79cm, quả trung bình và quả loại 3 có đường kính < 0,5cm, quả nhỏ, không đều. Sấy quả Sa nhân tím ở nhiệt độ 500C hoặc phơi ngoài nắng tới khi quả khô, độ ẩm trong quả còn lại 12%.
– Bảo quản ở nhiệt độ phòng, quả khô đóng gói 2 lớp, kê cao cách mặt đất và xung quanh tường ít nhất 50 cm, thời gian bảo quản lên tới 18 tháng với quả loại 1 và 12 tháng với quả loại 2.
Toàn văn luận án đã được đăng tải trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link:
http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.42&view=42264
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
Các tin khác
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Vũ Tiến Lâm
- Lễ Tốt nghiệp và trao bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh
- Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền