Tên đề tài luận án: Nghiên cứu giải pháp bón phân hợp lý cho rừng trồng Keo tai tượng (Acacia mangium Willd) ở Quảng Ninh
Ngành đào tạo: Lâm sinh: Mã số: 9 62 02 05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Vũ Tiến Lâm
Họ và tên giáo viên hướng dẫn khoa học: Hướng dẫn 1: PGS. TS Nguyễn Huy Sơn
Hướng dẫn 2: TS. Trần Văn Đô
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
– Đặc điểm lập địa khu vực trồng rừng:
Nhiệt độ trung bình năm dao động 22-23oC. Lượng mưa trung bình năm dao động 1.700-2.000 mm, pHKCl dao động 3,57-3,73. Hàm lượng mùn tầng đất 0-20 cm trung bình (2,37-2,53 %), các tầng dưới nghèo (1-2%). N giảm dần theo độ sâu và ở mức nghèo và trung bình (< 0,123 %). P2O5 dễ tiêu ở mức rất nghèo (3 mg/100 g đất), và giảm dần theo độ sâu. K2O dễ tiêu ở mức nghèo đến trung bình.
– Xác định thời điểm bón thúc:
Thời điểm rễ cám phát triển manh nhất (15/6/2018). Bón phân dựa theo quan sát ảnh rễ cho sinh trưởng tốt nhất và thấp nhất tại đối chứng (không bón phân). Sinh khối lớn nhất đạt 126,05 tấn/ha tại công thức 200 g NPK/cây bón dựa vào quan sát ảnh rễ, thấp nhất tại đối chứng, chỉ đạt 43,72 tấn/ha.
– Xác định nhu cầu phân bón:
Bón phân dựa theo dinh dưỡng trong đất và trong lá có ảnh hưởng rõ ràng đến sinh trưởng Keo tai tượng 2 và 4 năm tuổi. Thí nghiệm bón thúc theo nhu cầu có sinh trưởng và sinh khối lớn nhất: 2 năm tuổi: D1,3 = 10 cm tại lập địa A và 8,9 cm tại lập địa B; Hvn = 7,7 m tại lập địa A và 7,9 m tại lập địa B; AGB = 44,04 tấn/ha tại lập địa A và 33,80 tấn/ha tại lập địa B. Tại 4 năm tuổi D1,3 = 19,6 cm tại lập địa A và 13,2 cm tại lập địa B; Hvn = 15,2 m tại lập địa A và 14,1 m tại lập địa B; và AGB = 198,87 tấn/ha tại lập địa A và 81,68 tấn/ha tại lập địa B.
– Nghiên cứu các yếu tố cơ bản hoàn trả dinh dưỡng cho rừng trồng Keo tai tượng
Lượng vật rơi rụng lớn nhất vào mùa Thu-Đông (4,06 g/m2/ngày) và thấp nhất vào mùa Xuân-Hè (1,10 g/m2/ngày). Tổng lượng vật rơi rụng của rừng Keo tai tượng 2 năm tuổi là 6,69 tấn/ha/năm. Tốc độ phân hủy vật rơi rụng đạt 126 %/năm. Khoáng chất có trong vật rơi rụng cao nhất 0,523 % thuộc về N, tiếp đến là P (0,326 %) và K (0,185 %). Khoáng chất có trong rễ cám chết cao nhất 0,285 % thuộc về P, tiếp đến là N (0,231 %) và K (0,135 %). Vật rơi rụng trả lại cho đất 34,98 kg N/ha; 21,80 kg P/ha; và 12,38 kg K/ha; Rễ cám phân hủy trả lại cho đất 19,97 kg N/ha; 22,53 kg P/ha; và 10,75 kg K/ha trong một năm tại rừng Keo tai tượng 2 tuổi.
Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link:
http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=42210
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Nguyễn Hoàng Tiệp
Các tin khác
- Lễ Tốt nghiệp và trao bằng cử nhân Ngôn ngữ Anh
- Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá luận án Tiến sĩ cấp Viện của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền
- Thông tin Luận án Tiến sĩ của Nghiên cứu sinh Phan Thị Thanh Huyền
- Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ Tiến sĩ năm 2023