Tên đề tài luận án: “Nghiên cứu bổ sung đặc điểm sinh học và biện pháp kỹ thuật gây trồng Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lecomte) tại một số tỉnh phía Bắc
Ngành đào tạo: Lâm sinh: Mã ngành: 9 62 02 05
Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Văn Quang
Họ và tên giáo viên hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hoàng Văn Thắng
- TS. Trần Văn Đô
Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN
– Đặc điểm sinh học của loài Vù hương tại một số tỉnh phía Bắc:
Vù hương phân bố chủ yếu ở độ cao ≤ 500 m, có thể lên đến 700-1.000 m so với mực nước biển; trên đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá Macma bazơ và trung tính (Fk), đất feralit đỏ vàng phát triển trên đá sét và đá biến chất (Fs), tầng dầy; đất chua, nghèo dinh dưỡng. Nhiệt độ bình quân năm 22,9-23,70C, lượng mưa 1.579,7-1.756 mm/năm. Cây ra hoa tháng 1-3, quả chín tháng 9-11, chu kỳ sai quả 3 năm. Các quần thể Vù hương có tính đa dạng di truyền khá cao, hệ số tương đồng di truyền 61,0 – 99,8%.
– Chọn cây trội, nghiên cứu bổ sung giá trị nguồn gen và nhân giống Vù hương từ hạt:
Luận án đã chọn 39 cây trội từ 100 cây trội dự tuyển có hàm lượng tinh dầu trong rễ 1,8-3,24%; trong lá 0,12-0,26%. Thành phần chính tinh dầu rễ là Safrole, tinh dầu lá là Germacrene B. Tinh dầu rễ/lá có tác dụng kháng khuẩn tốt. Khối lượng 1.000 hạt giống 364,0 g, tương đương 2.781 hạt/kg; độ thuần 83,4%; độ ẩm ban đầu hạt giống 38,8-40,6%. Hạt bảo quản tốt ở nhiệt độ 50C, thời gian bảo quản không nên quá 2 tháng. Kỹ thuật phù hợp để gieo ươm là ngâm hạt trong nước có nhiệt độ ban đầu 300C, trong 4-6 giờ; thành phần ruột bầu 99% đất + 1% phân NPK (16:16:8); che sáng 25%; tưới thúc 2 lần (lần 1 khi cây được 2 tháng tuổi, lần 2 khi cây được 4 tháng tuổi, lượng tưới 25 g phân NPK hòa với 2,5 lít nước sạch để tưới cho 1 m2).
– Biện pháp kỹ thuật trồng rừng Vù hương:
Vù hương đã được gây trồng tại một số tỉnh phía Bắc và phần lớn mô hình được đánh giá đều khá triển vọng về sinh trưởng và năng suất gỗ (80% số mô hình). Tiêu chuẩn cây con đem trồng, kỹ thuật bón thúc, tỉa cành bước đầu có ảnh hưởng rõ rệt tới sinh trưởng của Vù hương giai đoạn 16 và 21 tháng tuổi. Các biện pháp kỹ thuật có triển vọng gồm: cây con đem trồng 7 tháng tuổi, Hvn từ 75-80 cm, D0 từ 0,6-0,65 cm, cây sinh trưởng tốt; bón thúc 200g phân NPK (16:16:8)/cây chia làm 2 lần/năm, tỉa cành đến 1/3 chiều cao thân cây.
Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link:
http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.32&view=42774
Tin mới nhất
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Dương Huy Khôi
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Phạm Tiến Hùng
- Thông tin luận án Nghiên cứu sinh Phạm Tiến Hùng
- Báo cáo xác định chỉ tiêu tuyển sinh_2024
- Nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Tiệp bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện
Các tin khác
- Thông tin Luận án của Nghiên cứu sinh Trần Thị Lệ Trà
- Nghiên cứu sinh Bùi Kiều Hưng bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Nghiên cứu sinh Hà Văn Năm bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ cấp Viện
- Thông báo tổ chức đánh giá Luận án Tiến sĩ cấp Viện cho NCS Bùi Kiều Hưng
- Nghiên cứu sinh Vũ Tiến Lâm bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ cấp Viện