Thông tin Luận án của Nghiên cứu sinh Trần Thị Lệ Trà

Tên luận án: Nghiên cứu một số cơ sở khoa học phục vụ chọn giống Lát hoa (Chukrasia tabularis A. Juss) chống chịu Sâu đục nõn (Hypsipyla robusta (Moore)), sinh trưởng nhanh tại vùng Tây Bắc và Bắc Trung bộ.

Ngành đào tạo: Quản lý tài nguyên rừng                                Mã số: 9 62 02 11

Họ và tên nghiên cứu sinh: Trần Thị Lệ Trà

Họ và tên người hướng dẫn khoa học:       1. TS. Nguyễn Minh Chí

  1.            GS.TS. Phạm Quang Thu

Tên cơ sở đào tạo: Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT NHỮNG KẾT LUẬN MỚI CỦA LUẬN ÁN

  1. Rừng trồng Lát hoa ở giai đoạn 1-2 tuổi mẫn cảm nhất đối với Sâu đục nõn, tỷ lệ hại 46,8-68,1% và cấp hại 1,08-2,18; Cây Lát hoa trồng ở các loại đất tốt, ẩm, tầng dày đều có sinh trưởng vượt trội, hình thái thân cây tốt và ít bị sâu đục ngọn.
  2. Năm gia đình (LH26, LH32, LH87, LH108, LH109) trong khảo nghiệm ở Hòa Bình và 4 gia đình (LH26, LH32, LH87, LH108) ở Nghệ An đều thể hiện tính chống chịu rất tốt đối với Sâu đục nõn và có sinh trưởng vượt trội so với đối chứng ở các giai đoạn khảo nghiệm. Các khảo nghiệm mở rộng có sử dụng giống chống chịu cho hiệu quả phòng trừ trên 80% mà không cần sử dụng thuốc hóa học.
  3. Năm gia đình chống chịu (LH26, LH32, LH87, LH108, LH109) có chiều dài ngọn non ngắn (3,20-4,47cm), vỏ dày, nhiều lông tơ, có thời điểm nảy lộc muộn hơn và có khả năng phục hồi tốt hơn so với các gia đình mẫn cảm (LH48, LH49, LH56, LH59 và LH71). Mẫu lá non của năm gia đình chống chịu đều có cả bốn hợp chất Chuktabularins, Chukvelutilides, Tabulalides và Tabulalin với nồng độ cao và rất cao. Trong khi đó, mẫu lá của 5 gia đình mẫn cảm chỉ có hợp chất Chuktabularins hoặc Chukvelutilides, hoặc cả hai nhưng với nồng độ thấp. Vi khuẩn nội sinh Bacillus bombysepticus B. velezensis được phân lập từ các gia đình chống chịu có khả năng xua đuổi và gây ngán ăn cao đối với Sâu đục nõn.
  4. Đã đề xuất được 4 cơ chế chống chịu Sâu đục nõn của cây Lát hoa gồm: (i) Cơ chế không ưa thích (none preferent), (ii) Cơ chế kháng sinh (antibiosis), (iii) Cơ chế chịu đựng (tolerance), (iv) Cơ chế trốn tránh (avoidance mechanism).

Toàn văn luận án đã được đăng tải công khai trên trang web của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại đường link:

http://luanvan.moet.edu.vn/?page=1.42&view=42548

 

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]