Sinh khối cây cá thể và mối tương quan giữa các nhân tố điều tra của Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài trên các cấp đất khác nhau tại vùng Đông Bắc

Đặng Thịnh Triều

Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nghiên cứu này được thực hiện trong đề tài: “Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon của một số dạng rừng trồng chủ yếu ở Việt Nam” do Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam chủ trì. Kết quả nghiên cứu đã xác định được sinh khối và cấu trúc sinh khối tươi và khô của cây cá thể Thông mã vĩ cấp đất và tuổi tại Lạng Sơn và Bắc Giang. Nghiên cứucũng đã xây dựng được mối quan hệ giữa sinh khối tươi, khô cây cá thể Thông mã vĩ với các nhân tố điều tra lâm phần dễ xác định như D1,3, Hvn, A; mối quan hệ giữa sinh khối tươi và sinh khối khô, sinh khối trên mặt đất và dưới mặt đất. Các mối quan hệ này được mô phỏng bởi các dạng hàm Power (y = a.xb) và hàm S (y =exp(a – b/x) với hệ số tương quan cao, sai tiêu chuẩn thấp và đơn giản, dễ áp dụng. Có thể sử dụng các phương trình này để tính toán, dự báo sinh khối tươi, khô các bộ phận cây cá thể Thông mã vĩ thông qua các nhân tố điều tra lâm phần chủ yếu.

Từ khóa: Cây cá thể, Thông mã vĩ (Pinus massoniana), sinh khối khô, sinh khối tươi, phương trình tương quan.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) là cây gỗ lớn, chiều cao có thể đạt 40 m, đường kính 1,3 có thể đạt 90cm. Gỗ có màu nâu vàng, thớ thô, thẳng, nhẹ (tỷ trọng từ 0,39 – 0,49) và chứa nhiều nhựa. Gỗ Thông mã vĩ được ưa thích sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau như gỗ trụ mỏ, cột điện, làm diêm, nguyên liệu giấy, gỗ dán, xây dựng,… (Lê Mộng Chân và Lê Thị Huyên, 2000). Bên cạnh đó, thông mã vĩ còn đem lại nguồn lợi kinh tế khá lớn từ khai thác nhựa. Là cây khá thích hợp với việc gây trồng ở đồi trọc các tỉnh vùng Đông Bắc như Quảng Ninh, Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên,… Thông mã vĩ là một trong các loài cây trồng rừng chính cho vùng này theo theo Quyết định số 16/2005/QĐ-BNN ngày 15/3/2005 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc ban hành danh mục các loài cây chủ yếu cho trồng rừng sản xuất theo 9 vùng sinh thái lâm nghiệp.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]