Bùi Văn Ái, Lê Bạch Đằng, Đinh Văn Tiến
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Ở Việt Nam, tàu thuyền bằng gỗ được dùng làm phương tiện để vận tải, du lịch và đánh bắt thủy sản ven biển vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, sử dụng gỗ trong môi trường nước biển được đánh giá là điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất bởi sự tấn công mãnh liệt của các loài Hà biển. Một số loại gỗ rừng tự nhiên thuộc nhóm 2, 3 như Táu mật, Sao đen, Dầu mít… có tính chất cơ lý và độ bền tự nhiên tốt đã được sử dụng theo kinh nghiệm để đóng tàu thuyền. Tuy nhiên, tàu thuyền vẫn phải định kỳ được kéo lên bờ để thui đốt diệt trừ Hà biển. Quá trình xử lý này gây thiệt hại về kinh tế không nhỏ cho người dân do phải ngưng trệ sản xuất.
Để giảm thiểu những tác hại do Hà biển gây ra và mở rộng khả năng sử dụng gỗ rừng trồng, thay thế một phần gỗ rừng tự nhiên để đóng tàu thuyền, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã nghiên cứu lựa chọn loại thuốc bảo quản có hiệu lực tốt và kỹ thuật xử lý bảo quản gỗ phòng chống Hà và các sinh vật hại gỗ tàu thuyền. Nội dung bài báo này giới thiệu kết quả nghiên cứu bảo quản phòng chống Hà gây hại cho các loại gỗ Táu mật ( Vatica odorata (Griff) Sym), Sao đen (Hopea odorata Roxb), Dầu mít (Dipterocarpus artocarpifolius), Bạch đàn trắng (Eucalyptus camadulensis) bằng thuốc XM5, tẩm theo phương pháp ngâm nóng – lạnh, chân không – áp lực.
Các loại gỗ thí nghiệm đã được xác định độ bền tự nhiên đối với Hà biển. Kết quả là gỗ Táu mật, Sao đen, Dầu mít tồn tại được từ 8 -10 tháng. Gỗ Bạch đàn trắng bị Hà biển phá hủy hoàn toàn sau 6 tháng. Mẫu các loại gỗ Táu mật, Sao đen, Dầu mít được tẩm thuốc XM5 nồng độ dung dịch từ 10% trở lên theo phương pháp ngâm nóng lạnh và chân không áp lực đạt lượng thuốc thấm trung bìnhtừ 5,2 – 6,7 kg/m3. Mẫu gỗ Bạch đàn trắng được tẩm cùng chế độ đạt lượng thuốc thấm 9,3 – 11 kg/m3.
Mẫu các loại gỗ sau tẩm thuốc được đánh giá hiệu lực phòng chống Hà biển. Kết quả sau 2 năm khảo nghiệm, mới có một vài mẫu bị Hà phá hủy. Phần lớn mẫu còn lại mới có vết Hà xâm nhập nhỏ hơn 1/3 diện tích bề mặt mẫu gỗ. Với cấp nồng độ từ 15-25%, các mẫu gỗ tẩm vẫn chưa bị Hà xâm nhập gây hại, đảm bảo tính chất cơ học của gỗ.
Như vậy, với một số loại gỗ nguyên liệu truyền thống đóng tàu thuyền đi biển và gỗ Bạch đàn trắng khi được xử lý bảo quản bằng thuốc XM5 với nồng độ từ 10% trở lên theo phương pháp tẩm chân không áp lực và ngâm nóng lạnh cho lượng thuốc thấm vào gỗ đạt xấp xỷ từ 6kg/m3 trở lên có hiệu lực ngăn chạn sự tấn công của Hà biển. Với thời gian theo khảo nghiệm cho phép khẳng định gỗ được xử lý bảo quản theo định mức trên kéo dài tuổi thọ sử dụng trong môi trường nước biển gấp từ 3 – 4 lần trở lên so với gỗ không được xử lý bảo quản. Gỗ rừng trồng được xử lý bảo quản bằng thuốc XM5 hoàn toàn thay thế được gỗ rừng tự nhiên để đóng tàu thuyển đi ven biển.
Từ khóa: Bảo quản gỗ, Đóng tàu đi biển.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ và tốc độ khuấy dung dịch để sản xuất keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời”
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.
Các tin khác
- Kết quả nghiên cứu sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính
- Nghiên cứu xử lý một số loại gỗ rừng trồng từ nhóm 5 đến nhóm 8 làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển
- Kết quả nghiên cứu sử dụng tổng hợp, có hiệu quả gỗ Tràm
- Kết quả nghiên cứu tính chất cơ, vật lý và giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở Việt Nam, làm cơ sở cho chế biến, bảo quản và sử dụng
- Một số kết quả nghiên cứu cơ giới trồng rừng giai đoạn 2006-2010