Kết quả nghiên cứu tính chất cơ, vật lý và giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở Việt Nam, làm cơ sở cho chế biến, bảo quản và sử dụng

Nghiên cứu, xác định tính chất vật lý, cơ học và hoá học gỗ là một nhiệm vụ quan trọng trong khoa học gỗ nói riêng và trong nghiên cứu đánh giá giá trị tài nguyên rừng nói chung. Kết quả xác định tính chất vật lý, cơ học và hoá học gỗ là cơ sở khoa học rất cơ bản để tìm hiểu về bản chất của gỗ, là căn cứ cho chế biến, bảo quản và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên gỗ; là những tiêu chí để đánh giá chất lượng rừng, đánh giá tuyển chọn giống; nghiên cứu những ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, biện pháp lâm sinh,…

Ở Việt Nam, theo thống kê và đánh giá sơ bộ thì 1106 mẫu loài đã được nghiên cứu vềcấu tạo thô đại, 529 mẫu loài đã được nghiên cứu cấu tạo hiển vi; 655 mẫu loài đã được nghiên cứu một số tính chất vật lý và cơ học tại 3 cơ quan chính là Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Trường Đại học Lâm nghiệp và Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên chỉ có 84 loài có bộ ảnh giải phẫu còn sử dụng được và 51 loài có số liệu tính chất vật lý, cơ học khá đầy đủ và đảm bảo độ chính xác. Như vậy, những kết quả nghiên cứu xác định các đặc tính cơ bản của gỗ ở nước ta đến nay còn rất hạn chế cả về số lượng và chất lượng so với nguồn tài nguyên cây gỗ, chưa đáp ứng được những yêu cầu, đòi hỏi của công tác quản lý và thực tiễn sản xuất. Trong bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu cấu tạo giải phẫu, tính chất vật lý, cơ học và định hướng sử dụng gỗ của 10 loài gỗ đã được thực hiện từ năm 2007 đến năm 2010.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]