Phạm Thế Anh
Trường Đại học Lâm nghiệp, Xuân Mai, Hà Nội
TÓM TẮT
Từ tài liệu 201 cây ngả, bằng phương pháp nghiên cứu thông dụng trong điều tra rừng đã phát hiện và xác lập một số quy luật kết cấu về hình dạng, kích thước đoạn gỗ dưới cành cho hai loài cây Lim xanh và Táu mật. Từ đó đã đề xuất 3 phương pháp điều tra thể tích gỗ dưới cành cho đối tượng nghiên cứu với kết quả kiểm nghiệm bước đầu đáp ứng yêu cầu của thực tiễn hiện nay.
Từ khoá: Lim xanh, Táu mật, thể tích gỗ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Đoạn gỗ dưới cành là bộ phận thân cây tính từ mặt đất (cổ rễ cây) đến cành sống thấp nhất tham gia tạo nên tán chính của cây gỗ. Gỗ dưới cành thường chiếm ≥70% thể tích thân cây và ≥80% thể tích gỗ tròn mà một cây lá rộng trong rừng tự nhiên có thể tạo ra. Để xác định thể tích thân cây dưới cành rừng tự nhiên (trong đó có Lim xanh và Táu mật) hiện nay có thể dùng phương pháp sau đây:
Đo đường kính ngang ngực và chiều cao vút ngọn, từ đó tra biểu thể tích 2 nhân tố tương ứng với loài sẽ được thể tích thân cây. Nhân thể tích thân cây với tỷ suất gỗ dưới cành sẽ được thể tích gỗ dưới cành cần tìm (sổ tay ĐTQH hoạch rừng 1995). Phương pháp này tuy tương đối đơn giản nhưng khi sử dụng gặp một số trở ngại sau:
u Trong rừng tự nhiên khó đo chính xác chiều cao vút ngọn thân cây vì kh”ng nhìn rõ đỉnh sinh trưởng chiều cao (ngọn cây) và bộ phận thân cây trong tán ít khi hình thành trục chính, đặc biệt với các loài cây lá rộng. Từ đó thể tích thân cây tra được qua biểu kh”ng đảm bảo độ tin cần thiết.
v Tỷ suất thể tích gỗ dưới cành được công bố mới là trị số trung bình giản đơn được tính từ tài liệu thực nghiệm có hạn và người sử dụng chưa nhận được khuyến cáo cần thiết.
w Thực tiễn đo cây cho thấy xác định thể tích gỗ dưới cành ở cây đứng luôn dễ dàng và đạt độ chính xác cao hơn xác định thể tích thân cây đứng. Vì vậy cách làm này không phù hợp với logic biện chứng trong điều tra rừng là: tìm đại lượng khó xác định hoặc không xác định được dễ dàng thông qua một số đại lượng dễ đo chính xác hơn.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Dự đoán lượng đất xói mòn tiềm tàng và vấn đề phân cấp đầu nguồn khu vực hồ thuỷ điện Sơn La
- Đặc điểm nhận biết và khoá phân loại các chi thuộc phân tông tre (Bambusinae) đã nghi nhận ở Việt Nam
- Thực trạng và một số giải pháp phát triển công tác khuyến lâm tỉnh Đăklăk
- Mối hại cây chè và kỹ thuật phòng trừ
- Kết quả khảo nghiệm hiệu lực của thuốc Mapboxer 30EC phòng trừ mối cho công trình xây dựng