Nguyễn Ngọc Quỳnh
Trường Đại học Hùng Vương
TÓM TẮT
Mọt cái đục lỗ ở phần gỗ giác của thân cây. Mọt tấn công cây sinh trưởng kém, cây bị bệnh, cây mới trồng và cả cây khỏe. Triệu chứng điển hình là lá cây bị héo, trên thân cây Keo tai tượng, mùn gỗ do mọt đùn ra được xếp giống như những chiếc tăm gỗ cắm vào thân cây. Mọt đục các đường hào vào tận phần gỗ lõi và cấy nấm làm nguồn thức ăn. Nấm gây bệnh nấm xanh cho cây. Cũng giống như các loài mọt thuộc tộc Xyleborini, đầu của mọt được dấu bởi tấm lưng ngực trước khi nhìn từ trên xuống, toàn bộ cơ thể nhẵn và bóng. Con cái dài 2,1-2,9mm, mọt trưởng thành có màu nâu hơi đỏ sẫm, phía cuối cánh cứng có góc vát. Con đực nhỏ hơn con cái, dài 1,5mm, không biết bay. Sâu non màu trắng, không chân, cong hình chữ C, đầu có mảnh sừng rất phát triển.
Từ khóa: Bệnh nấm xanh, Keo tai tượng, mọt Xylosandrus crassiusculus,
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả khảo sát độ bền tự nhiên của 7 loại gỗ rừng trồng đối với hà hại gỗ
- Những kết quả bước đầu điều tra kinh nghiệm sử dụng cây cỏ dùng làm thuốc của đồng bào Thái ở xã Thạch Giám, Tương Dương, Nghệ An
- Kết quả về khả năng thấm thuốc bảo quản B (NAF + NA2B4O7 ) đối với mây Calamus, giang Macclurochloa làm hàng thủ công mỹ nghệ
- Đánh giá mức độ suy thoái của rừng phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Thạch Hãn và đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển rừng
- Ứng dụng chế phẩm viên nén vi sinh hỗn hợp MF1 cho cây thông và bạch đàn ở vườn ươm