Lữ Thị Ngân,Nguyễn Nghĩa Thìn
Khoa Sinh học, Trường ĐHKHTN-ĐHQGHN
TÓM TẮT
Kết quả đầu tiên chúng tôi đã điều tra được 231 loài cây thuốc được đồng bào Thái ở huyện Tương Dương, Nghệ An sử dụng thuộc 192 chi 88 họ thực vật, chiếm 5,97% tổng số loài thực vật làm thuốc của cả nước. Trong 12 họ đa dạng nhất, nổi bật là Thầu dầu (Euphorbiaceae) 23 loài, Cà phê (Rubiaceae) 13 loài, Đậu (Fabaceae) 10 loài, Dâu tằm (Moraceae) 10, loài, và 7 chi giàu loài nhất chiếm 6,25% tổng số chi của hệ và chiếm 11,25 % tổng số loài của cả hệ, nổi bật là chi Ficus có 6 loài và chi Solanum có 5 loài.
Chúng thuộc 4 dạng sống chính như: cây thân thảo chiếm 31,16% tiếp đến là cây thân gỗ chiếm 27,7% tổng số loài, cây bụi chiếm 23,8% và ít nhất là dây leo 17,31%. Nơi phân bố: ở trên núi chiếm 46,75% tổng số loài, ở vườn nhà, bản làng, nương rẫy chiếm 42,86%, ở trong các trảng cây bụi chiếm 19,48%, ở gần nước có số lượng loài ít nhất 14,72%.
Số loài có 1 bộ phận được dùng làm thuốc chiếm tỉ lệ cao nhất 35,39%, 2 bộ phận chiếm 29,79%, 3 bộ phận trở lên chiếm 21,55% và 13,27% sử dụng cả cây. Trong đó lá, thân và rễ được sử dụng nhiều nhất. Có 15 nhóm bệnh khác nhau được chữa trị bằng thuốc dân tộc. Nhóm bệnh đường tiêu hóa có nhiều loài cây nhất chiếm 23,81%, chữa bệnh ngoài da- 22,08%, bệnh về thời tiết – 19,05%, bệnh về hô hấp – 15,15% và bồi bổ cơ thể -13,85%
Từ khóa: Dân tộc Thái, Cây thuốc, Bệnh, Nghệ An.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Kết quả về khả năng thấm thuốc bảo quản B (NAF + NA2B4O7 ) đối với mây Calamus, giang Macclurochloa làm hàng thủ công mỹ nghệ
- Đánh giá mức độ suy thoái của rừng phòng hộ đầu nguồn cho lưu vực sông Thạch Hãn và đề xuất giải pháp phục hồi và phát triển rừng
- Ứng dụng chế phẩm viên nén vi sinh hỗn hợp MF1 cho cây thông và bạch đàn ở vườn ươm
- TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CẢM ỨNG CHO CÂY KEO LAI BẰNG SỬ DỤNG VI KHUẨN NỘI SINH
- Nghiên cứu biến dị về hàm lượng xenlulose của các gia đình và xuất xứ bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla) làm cơ sở cho cải thiện giống theo hiệu suất bột giấy