Nguyễn Hoài Thu
Nguyễn Mạnh Hà, Đặng Như Quỳnh
Phòng nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừngViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Với mục tiêu góp phần đẩy mạnh công tác trồng rừng trong cả nước, bằng biện pháp tạo ra những cây con có chất lượng cao cho trồng rừng, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén cho bạch đàn, thông trên các lập địa thoái hóa” đã nghiên cứu thành công chế phẩm viên nén hỗn hợp vi sinh vật, ký hiệu MF1 (bao gồm 33% bột apatit; 23% chất mùn hữu cơ; 30% chất giữ nước; và 14% nấm ngoại cộng sinh (Pt), vi sinh vật phân giải lân, vi sinh vật đối kháng với nấm gây bệnh và lượng nhỏ các phụ gia khác) cho thông và bạch đàn. Bài báo trình bày kết quả việc đánh giá hiệu lực của chế phẩm ở các công thức khác nhau dựa vào các chỉ tiêu: sinh trưởng, sinh khối, tỷ lệ bị bệnh, tỷ lệ cộng sinh. Kết quả tìm ra được công thức thích hợp nhất cho cây con ở vườm ươm là công thức 1 (bón chế phẩm viên nén 1,7gam/cây).
Từ khóa:Viên nén vi sinh hỗn hợp, bạch đàn, thông, vườn ươm.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- TĂNG CƯỜNG KHẢ NĂNG KHÁNG BỆNH CẢM ỨNG CHO CÂY KEO LAI BẰNG SỬ DỤNG VI KHUẨN NỘI SINH
- Nghiên cứu biến dị về hàm lượng xenlulose của các gia đình và xuất xứ bạch đàn uro (Eucalyptus urophylla) làm cơ sở cho cải thiện giống theo hiệu suất bột giấy
- Quy trình nhân giống invitro cây thông Caribaea (Pinus caribaea)
- Nuôi cấy mô một số giống Keo lai mới chọn tạo
- Ảnh hưởng của dịch chiết Keo tai tượng đến sự nảy mầm của hạt Kháo vàng, Dẻ đỏ và Giáng hương