Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình trồng rừng bằng các loài cây bản địa trên đất rừng thoái hoá ở Tử Nê – Tân Lạc – Hoà Bình

Nguyễn Bá Văn, Nguyễn Quang Khải

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Trồng rừng bằng các loài cây bản địa lá rộng ở các tỉnh miền núi phía bắc nói riêng và trên cả nước nói chung là chủ trương của Nhà nước. Dự án ” Phục hồi rừng thoái hoá bằng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh và nông lâm kết hợp ở miền núi phía Bắc Việt Nam” thuộc chương trình hợp tác môi trường giữa Hàn Quốc với các nước ASEAN. Kết quả dự án đã xây dựng được 13ha mô hình trồng cây lá rộng bản địa và nông lâm kết hợp, trong đó có 8ha rừng trồng theo băng chặt và theo lỗ trống, 4ha rừng trồng mới kết hợp với cây phủ xanh cải tạo đất (Cốt khí và Keo các loại), 1ha nông lâm kết hợp. Các mô hình được xây dựng từ năm 2002-2005 tại xã Tử Nê – Tân Lạc – Hoà Bình. Kết quả bước đầu cho thấy cây có tỷ lệ sống cao, sinh trưởng tốt. Những mô này đã mang lại hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường cho người dân.

MỞ ĐẦU

Cùng với sự suy thái nghiêm trọng của tự nhiên do nhiều nguyên nhân khác nhau, vấn đề trồng rừng hỗn loài cây lá rộng bản địa trên đất thoái hoá ở nước ta hiện nay ngày càng trở thành một vấn đề bức xúc. Vào những năm 1980 khi mà phong trào trồng rừng bằng các loài cây mọc nhanh phát triển khắp nơi, nhất là trồng rừng Bạch đàn thuần loài để cung cấp gỗ nguyên liệu không mang lại hiệu quả kinh tế và môi trường. Vào những năm 1990 khi mà việc trồng rừng phòng hộ phát triển mạnh với chương trình 327 sau những thiên tai dồn dập làm cho mọi người nhớ tới vai trò của rừng, chức năng phòng hộ của rừng nhất là rừng tự nhiên.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]