Kết qủa giâm hom Hồng Quang và Thông lông gà phục vụ bảo tồn nguồn gen

Nguyễn Hoàng Nghĩa, Trần Văn Tiến

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tóm tắt

Hồng quang (Rhodoleia championii Hook) là một nguồn gen độc đáo vì là loài duy nhất của chi (Rhodoleia) và có tên trong Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường,1996). Hom cành cây lớn tuổi (đường kính trên 30 cm) vẫn cho tỷ lệ ra rễ đạt khoảng 50%, công thức đối chứng cũng đạt tỷ lệ ra rễ 45%, chứng tỏ đây không phải là loài khó ra rễ. Số lượng rễ trên hom và chiều dài rễ cho thấy chất lượng bộ rễ tốt, đảm bảo cho trồng rừng bằng cây hom sau này. Hom chồi gốc cho tỷ lệ ra rễ 85 – 90%, cao hơn hẳn so với hom chồi ngọn (65 – 75%), trong đó NAA là loại thuốc cho tỷ lệ ra rễ cao hơn ở cả hai loại hom. Hom chồi gốc đạt tỷ lệ ra rễ cao 90% ngay cả trong mùa khô và mùa mưa, chất lượng bộ rễ tốt, chứng tỏ với loài thuôc NAA và hom chồi gốc, cây Hồng quang có thể giâm hom thành công trong bất kỳ thời gian nào trong năm. Cây hom không thể hiện tính bảo lưu cục bộ (topophysis) khi hom được lấy từ bất kỳ nơi nào trên tán cây. Thông lông gà, còn gọi là Bạch tùng (Podocarpus imbricatus Blume) là loài cây hạt trần thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) cũng đã được thử nghiệm giâm hom. Với cây lớn tuổi (đường kính gốc trên 30 cm), tỷ lệ ra rễ của hom cành chỉ đạt cao nhất 45% khi xử lý với thuốc IBA nồng độ 1%, trong khi đối chứng cho tỷ lệ ra rễ 35%. Ngược lại hom đầu cành lấy từ cây non 2 – 3 năm tuổi cho tỷ lệ ra rễ cao, đạt 80 – 90% cho cả 3 loại thuốc xử lý. Từ khoá: Giâm hom, Hồng quang, Thông lông gà,

Mở đầu

Hồng quang (Rhodoleia championii Hook) là loài cây lá rộng bản địa thuộc họ Hồng quang (Rhodoleiaceae), một nguồn gen độc đáo, là loài duy nhất của chi Rhodoleia và có tên trong Sách đỏ Việt Nam, phần Thực vật (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường,1996). Đây là loài có gỗ được sử dụng cho các mục đích khác nhau, đang được khai thác nhiều ở vùng Tây Nguyên nên được xếp vào mức độ sắp nguy cấp (VU) do phạm vi phân bố bị thu hẹp và số lượng cây cá thể giảm. Thông lông gà, còn gọi là Bạch tùng (Podocarpus imbricatus Blume) là loài cây hạt trần thuộc họ Kim giao (Podocarpaceae) cũng đã bị khai thác nhiều dẫn đến nguồn gen bị suy giảm mạnh. Cả hai loài này đều có quả nhỏ, cây cao to, khó thu hái nên thử nghiệm giâm hom là một việc làm cần thiết.Hiện nay nhiều loài cây gỗ đã được thử nghiệm giâm hom thành công và cây hom một số loài đã được đưa vào trồng rừng trên diện rộng như bạch đàn, keo, phi lao (Nguyễn Hoàng Nghĩa, 2001). Một số loài cây bản địa quý cũng đã nhân giống thành công bằng hom và bước đầu trồng có triển vọng như Bách xanh, Pơ mu, Thông đỏ (Lê Đình Khả và cộng sự, 1996; L.Đ. Khả và Đoàn Thị Bích, 1997; L.Đ. Khả và N.Đ. HảI, 1997; Nguyễn Hoàng Nghĩa và Trần Văn Tiến, 2002), Hồng tùng (N.H. Nghĩa và T.V. Tiến, 2004), Re hương (N.H.Nghĩa và T.V. Tiến, 2004) và Vù hương (Nguyễn Hoàng Nghĩa và Nguyễn Văn Thọ, 2005). Nhân giống hom là một biện pháp có hiệu quả để nhân giống hàng loạt các loài cây bản địa quý hiếm, đặc biệt là cho mục đích bảo tồn nguồn gen cây rừng.

Vật liệu và phương pháp nghiên cứu

Vật liệu nghiên cứu là hom Hồng quang và Thông lông gà được lấy từ các cành, chồi vượt lấy từ ngọn và gốc cây trưởng thành có đường kính trên 30 cm từ rừng tự nhiên. Các chất ra rễ được dùng là dạng bột của IAA (Axít Indol Axetíc), IBA (Axít Indol Butyríc) và NAA (Axít Naphthalen Axetíc). Các nồng độ được sử dụng là 0,5; 1 và 1,5%. Giâm hom được tiến hành trên nền cát của nhà kính tại Trung tâm Lâm sinh Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt). Số hom được xử lý ở mỗi công thức là 20 hom. Số liệu cần thu thập là tỷ lệ ra rễ, tỷ lệ ra mô sẹo và tỷ lệ hom chết; số lượng rễ trên hom và chiều dài rễ.

Kết quả nghiên cứu Giâm hom Hồng quang Giâm hom cành ngọn

Hom cành ngọn được lấy từ cây có đường kính gốc trên 30 cm, mỗi công thức thí nghiệm có 20 hom, được giâm tại nhà kính Trung tâm Lâm sinh Lâm Đồng vào tháng 5 năm 2003. Ba chất ra rễ được thử nghiệm là IAA, IBA và NAA (Bảng 01).Mặc dù được giâm hom từ cành cây lớn tuổi song tỷ lệ ra rễ đạt khoảng 50% là rất khả quan, đối chứng cũng đạt 45% chứng tỏ đây không phải là loài khó ra rễ. Số lượng rễ trên hom và chiều dài rễ cho thấy chất lượng bộ rễ tốt, đảm bảo cho trồng rừng bằng cây hom sau này. IBA và NAA có tỷ lệ ra rễ cao hơn IAA nên được sử dụng tiếp tục cho các thí nghiệm sau.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]