Kết quả nghiên cứu thiết kế chế tạo thiết bị làm đất chăm sóc rừng

Đoàn Văn Thu, Tô Quốc Huy

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Trong sản xuất lâm nghiệp, các khâu công việc được thực hiện trong điều kiện địa hình đất đai phức tạp, loài cây và phương thức trồng rừng cũng đa dạng theo từng mục đích kinh doanh khác nhau. Các thiết bị cơ giới sử dụng trong sản xuất phải mang tính chuyên dụng cho từng khâu công việc mới phát huy được hiệu quả. Mẫu cày không lật và cày chảo được nghiên cứu thiết kế chế tạo sử dụng để chăm sóc rừng có những tính năng kỹ thuật đáp ứng được các yêu cầu của sản xuất. Cày không lật được thiết kế theo nguyên lý làm việc của cày ngầm, sử dụng cho những địa hình đất dốc hoặc đất có độ chặt lớn, nhiều đá lẫn. Dàn cày gồm 5 – 7 thân được lắp tại các vị trí thích hợp trên khung cày, có thể điều chỉnh linh động bề rộng làm việc, số thân cày và khoảng cách giữa các thân cày theo yêu cầu của điều kiện sử dụng. Bề rộng làm việc tối đa là 2,2m, độ cày sâu đạt 0,25 đến 0,4m và có thể điều chỉnh độ sâu của từng thân cày ở các vị trí cho phù hợp với yêu cầu kỹ thuật chăm sóc. Năng suất LHM đạt 0,2ha/h, chi phí nhiên liệu từ 9,5 – 10lít/h. Cày có thể liên hợp với máy kéo bánh hơi hoặc máy kéo xích có công suất từ 50 đến 80 mã lực.Đối với địa hình bằng phẳng, độ dốc dưới 50, mẫu cày chảo hai dãy hoạt động khá hiệu quả, năng suất đạt từ 0,40 đến 0,46ha/h, chi phí nhiên liệu từ 7,5 – 8,5lít/h. Các chỉ tiêu chất lượng chăm sóc tốt hơn so với sử dụng dàn cày chảo một dãy. Độ cày sâu tối đa là 0,23m, bề rộng làm việc có thể điều chỉnh được trong khoảng từ 2,0 đến 2,4m theo yêu cầu của kỹ thuật chăm sóc. Dàn cày có thể liên hợp với máy kéo bánh hơi có công suất từ 45 đến 55mã lực.

Từ khóa: Cày, chăm sóc rừng

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Các khâu canh tác trong lâm nghiệp thực hiện trong điều kiện địa hình, đất đai phức tạp, việc sử dụng thiết bị cơ giới thay thế lao động thủ công nhằm cải tạo đất, nâng cao năng suất cây trồng là yêu cầu cần thiết. Song, để nâng cao hiệu quả cơ giới trong các khâu sản xuất có tính đặc thù của lâm nghiệp, đòi hỏi các thiết bị cơ giới phải mang tính chuyên dụng cho từng điều kiện sử dụng cụ thể.

Những năm gần đây, tại các vùng trồng rừng tập trung như Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, khâu làm đất trồng và chăm sóc rừng đã được cơ giới hóa với tỉ lệ khá cao, đạt trên 60%, các chủng loại thiết bị máy móc được đưa vào sử dụng cũng rất đa dạng phong phú. Tuy nhiên, trong thực tế hệ thống thiết bị cơ giới phục vụ trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng còn nhiều bất cập, các mẫu máy được đưa vào sử dụng hầu hết được thiết kế sử dụng trong nông nghiệp nên hiệu quả thấp.

Kết quả nghiên cứu cải tiến thiết bị và công nghệ cơ giới phục vụ trồng rừng đã thiết kế chế tạo được mẫu máy làm đất chăm sóc rừng có tính năng kỹ thuật phù hợp với điều kiện sử dụng, có thể đáp ứng tốt các yêu cầu của sản xuất.

(Kỷ yếu Hội nghị Khoa học Công nghệ Lâm nghiệp với phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu, trang 395-405)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]