Lê Thanh Chiến
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Gỗ Đước (Rhizophora apiculaca) là loại gỗ nặng, màu nâu nhạt đến nâu đỏ, gỗ có kết cấu chặt chẽ, mịn, ít xoắn thớ và chéo thớ. Gỗ có nhược điểm là dễ bị nứt đầu và nứt mặt khi độ ẩm môi trường thay đổi. Hiện nay, việc sử dụng gỗ Đước không hiệu quả, 70% tổng sản lượng khai thác dùng để sản xuất than nhiên liệu, 30% còn lại được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Việc nghiên cứu sử dụng gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính là cần thiết để phát triển bền vững rừng ngập mặn.
Kết quả nghiên cứu cho thấy gỗ Đướclàm nguyên liệugỗ xẻ phải có đường kính D1,3>14cm (tương đương 15-16 năm tuổi); phương pháp xẻ suốt không bao tâm là hiệu quả nhất; để hạn chế nứt đầu và nứt mặt ván xẻ trong quá trình xẻ và sấy cần xử lý bằng phương pháp ngâm gỗ tròn trong nước thường 10-15 ngày trước khi xẻ; ngâm ván trong dung dịch hóa chất nồng độ 8% trong 3 ngày trước khi sấy; ván xẻ gỗ Đước dày 20, 30mm được sấy theo phương pháp sấy 2 giai đoạn, độ ẩm ban đầu của gỗ 45 – 48%, nhiệt độ sấy (40-600C), thời gian sấy 260 giờ;than gỗ Đước được hoạt hóa ở nhiệt độ hoạt hóa 9000C, lưu lượng hơi nước 10m3/ giờ, thời gian hoạt hóa 6 giờ. Than hoạt tính có khả năng lọc hơi khí tốt.
Từ khóa: Gỗ Đước, Hoạt hóa than
ĐẶT VẤN ĐỀ
Cây Đước (Rhizophora apiculata) là một trong các loài cây trồng rừng chính trên đất ngập mặn. Ở Việt Nam, diện tích rừng Đước có hơn 80.000ha chiếm 82,6% còn lại 16.876 ha chỉ chiếm 17,4% là Trang (Kandelia candel), Bần chua (Sonneratia caseolaris) và một số loài cây ngập mặn khác (Phạm Ngọc Thanh, 1987). Cây Đước có đặc điểm hình thái: thân tròn và thẳng, ít u bướu bạnh vè, chiều cao có thể đạt tới 35m (Ngô Đình Quế, 2000). Gỗ Đước có mùi thơm, khi mới cưa xẻ màu nâu nhạt, sau đó chuyển màu nâu đỏ, gỗ Đước thuộc loại gỗ nặng có khối lượng thể tích lớn (840-890kg/m3), gỗ cứng có kết cấu chặt chẽ, mịn, it xoắn thớ và chéo thớ. Than gỗ Đước sản xuất theo phương pháp nhiệt phân hiện nay có nhiệt lượng cao 28000kj/kg, hàm lượng Cacbon chiếm khoảng 70%. (Lê Đăng Duy, 2001).
Sản lượng gỗ Đước khai thác hàng năm khoảng vài trăm nghìn mét khối, chỉ tính riêng ở tỉnh Cà Mau có diện tích gần 70.000ha, sản lượng gỗ Đước (khai thác, cải tạo, tỉa thưa) khoảng 100.0003/năm (Bùi Duy Ngọc, 2007). Hiện nay, 70% tổng sản lượng khai thác dùng để sản xuất than nhiên liệu, 30% còn lại được sử dụng làm vật liệu xây dựng: kèo nhà, tay đòn, cột chống, ván xẻ,… Giá trị sử dụng gỗ Đước thấp do chưa được sử dụng làm nguyên liệu sản xuất đồ mộc bởi ván xẻ gỗ Đước có một số nhược điểm: dễ bị nứt đầu, dễ cong vênh, biến dạng và nứt mặt khi độ ẩm môi trường thay đổi (Lê Thu Hiền cùng các cộng sự, 2010). Phòng Nghiên cứu Chế biến Lâm sản đã tiến hành nghiên cứu một số giải pháp công nghệ hạn chế nhược điểm gỗ Đước để sản xuất đồ mộc và tạo than hoạt tính nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng gỗ Đước.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo mô hình hệ thống thiết bị tự động điều khiển nhiệt độ và tốc độ khuấy dung dịch để sản xuất keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu cải tiến thiết bị bẫy đèn diệt côn trùng gây hại cây trồng nông lâm nghiệp có hiệu quả cao và sử dụng điện năng lượng mặt trời”
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: Hoàn thiện công nghệ sản xuất tre ép khối làm vật liệu xây dựng và nội thất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài tiềm năng cấp Bộ: “Nghiên cứu công nghệ tách lignin từ dịch đen trong sản xuất bột giấy và sử dụng để tạo keo dán gỗ”.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết dự án sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Hoàn thiện công nghệ sản xuất gỗ khối chất lượng cao từ một số loại gỗ rừng trồng phục vụ sản xuất đồ mộc nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ“.
Các tin khác
- Nghiên cứu xử lý một số loại gỗ rừng trồng từ nhóm 5 đến nhóm 8 làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển
- Kết quả nghiên cứu sử dụng tổng hợp, có hiệu quả gỗ Tràm
- Kết quả nghiên cứu tính chất cơ, vật lý và giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở Việt Nam, làm cơ sở cho chế biến, bảo quản và sử dụng
- Một số kết quả nghiên cứu cơ giới trồng rừng giai đoạn 2006-2010
- Một số kết quả nghiên cứu xây dựng vườn giâm hom cây lâm nghiệp quy mô thôn bản tại Tây Nguyên