Kết quả nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam

Vũ Tấn Phương, Trần Thị Thu Hà

Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Rừng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với con người và sự phát triển của mỗi quốc gia.Rừng không chỉ cung cấp các sản phẩm trực tiếp như gỗ, củi, lâm sản ngoài gỗ mà còn cung cấp rất nhiều các chức năng sinh thái có giá trị khác như: bảo vệ đất chống xói mòn, điều tiết dòng chảy nhằm hạn chế lũ lụt về mùa mưa duy trì nguồn nước về mùa khô, hấp thụ các bon, cảnh quan sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, vv….

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, cùng với sự tăng trưởng nhanh của nền kinh tế, nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu gỗ của Việt Nam liên tục tăng lên khiến cho rừng luôn phải đối mặt với nguy cơ bị khai thác quá mức, kèm theo đó là sự suy giảm đáng kể các chức năng sinh thái mà rừng đã và đang cung cấp trong việc bảo vệ môi trường, phòng chống thiên tai. Các hiện tượng xói mòn đất, sạt lở đất, lũ quét, hạn hán liên tục xảy ra tại các lưu vực sông, gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của là những minh chứng rõ ràng nhất về những tổn thất do việc mất rừng gây ra.

Một trong các nguyên nhân dẫn tới việc mất rừng là các giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng hầu như chưa được nhận dạng và nghiên cứu một cách có hệ thống. Trong thực tế đã có rất nhiều hàng hoá và dịch vụ môi trường không được đánh giá đúng mức và thường bị bỏ qua trong các quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ cho phát triển kinh tế. Kết quả là sự cân bằng trong tam giác kinh tế – xã hội – môi trường bị phá vỡ. Do đó, việc nghiên cứu, tiền tệ hoá các giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng đã và đang trở thành một nhiệm vụ cấp bách tại Việt Nam.

Trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn đang diễn ra ở Việt Nam, trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và môi trường Rừng, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện “Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam” nhằm cung cấp các cơ sở khoa học về giá trị rừng, đặc biệt là giá trị môi trường và dịch vụ môi trường rừng, nhằm tác động và thay đổi nhận thức xã hội về vai trò của rừng, đồng thời hỗ trợ chocác nhà quản lý và hoạch định chính sách xây dựng khung pháp lý hỗ trợ người dân tham gia trồng và bảo về rừng, góp phần vào việc quản lý rừng bền vững tại Việt Nam.

(Trang 666-677)

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]