Nguyễn Hoàng Nghĩa, Nguyễn Văn Thọ
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bách vàng là loài duy nhất của chi Xanthocyparis thuộc họ Hoàng đàn, mọc trên đỉnh núi đá vôi và có khả năng tái sinh tự nhiên rất kém, chưa nhân giống đại trà thành công bằng hạt nên cần được nhân giống bằng giâm hom để bảo tồn nguồn gen quí của loài cây này. Thí nghiệm cho thấy Bách vàng là cây dễ ra rễ, ngay cả với cây lớn tuổi không có chất kích thích cũng cho tỷ lệ ra rễ đạt 83.3%. Bốn trong số 5 chất kích thích ra rễ là RA, AIB, AIA, ABT1 đều có nhiều nồng độ làm tăng đáng kể tỷ lệ ra rễ, có khi tăng 16,7% tỷ lệ ra rễ so với đối chứng. Chất AIB và ABT1 có hiệu quả cao nhất trong số 5 chất kích thích đã sử dụng giâm hom. Một số nồng độ chất kích thích ra rễ đều cho bộ rễ tốt hơn so với đối chứng về số lượng rễ trên hom giâm.
Từ khoá: Giâm hom, Bách vàng
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nhân giống Lát hoa bằng phương pháp nuôi cấy mô
- Cấu tạo gỗ cây Sưa Dalbergia tonkinensis Prain
- Đánh giá thực trạng và đề xuất một số giải pháp phát triển lâm nghiệp tỉnh Đắc Lắc
- Xác định vùng thích hợp gây trồng Keo lai A.mangium x Auriculiformis cung cấp gỗ lớn ở Bắc Trung Bộ
- Phân tích đa dạng di truyền loài Giổi xương (Michelia baillonii (Pierre) Fin.et Gagnep) bằng chỉ thị phân tử Rapd và cpSSR