Đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại lâm nghiệp tại hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ

Trần Thị Thu Thuỷ

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

Tóm tắt

Trang trại Lâm nghiệp là một loại hình tổ chức sản xuất mới trong sản xuất lâm nghiệp ở Việt Nam. Đề tài đã hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản và khái quát thực trạng phát triển về kinh tế trang trại lâm nghiệp ở hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ, phân tích đánh giá hiệu quả một số mô hình trang trại lâm nghiệp tại khu vực nghiên cứu. Trên cơ sở đó, đề tài đã đề xuất định hướng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả và khuyến khích phát triển trang trại lâm nghiệp ở hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ.

Từ khoá: Đánh giá, trang trại lâm nghiệp

Mở đầu

Thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách quan trọng nhằm khuyến khích kinh tế hộ nông dân phát triển. Trong xu thế đó, một bộ phận hộ nông dân có kinh nghiệm sản xuất giỏi, có ý chí và quyết tâm làm giàu từ nghề nông cùng với những điều kiện về đất đai, vốn và lao động… đã thay đổi tập quán sản xuất sang sản xuất nông lâm sản hàng hoá gắn với thị trường để thu được lợi nhuận cao, đây là tiền đề cho sự xuất hiện một loại hình tổ chức sản xuất mới trong nông lâm nghiệp nước ta_kinh tế trang trại.

Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại đã góp phần tạo ra một bước tiến quan trọng trong sản xuất nông, lâm nghiệp và kinh tế xã hội nông thôn. Mặc dù còn mới mẻ, song mô hình kinh tế này đã sớm khẳng định được vai trò cũng như tương lai phát triển của mình, được người dân đồng tình ủng hộ và tiếp nhận.

Yên Bái và Phú Thọ là hai tỉnh có nhiều thế mạnh để phát triển các mô hình trang trại lâm nghiệp. Trong thời gian qua, các mô hình trang trại lâm nghiệp ở đây phát triển khá nhanh và đạt được những kết quả khả quan, song vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải giải quyết kịp thời. Việc nghiên cứu đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại lâm nghiệp tại tỉnh Yên Bái, Phú Thọ nhằm đưa ra những yếu tố tác động đến xu hướng phát triển các mô hình trang trại lâm nghiệp ở 2 tỉnh này, làm cơ sở đề xuất kiến nghị và giải pháp tiếp tục nâng cao hiệu quả của các mô hình trang trại lâm nghiệp là cần thiết. Vì vậy, việc “Đánh giá hiệu quả các mô hình trang trại lâm nghiệp tại 2 tỉnh Yên Bái và Phú Thọ” là việc làm có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn.

 

Phương pháp nghiên cứu

Thu thập các số liệu đã có và điều tra khảo sát thực địa

Vùng khảo sát, qui mô điều tra: chọn 12 trang trại lâm nghiệp tại 2 tỉnh Yên Bái, Phú Thọ (mỗi tỉnh 6 trang trại lâm nghiệp): huyện Yên Bình, Yên Bái (4 xã, khảo sát 6 trang trại LN); huyện Hạ Hoà, Phú Thọ (4 xã, khảo sát 6 trang trại LN).

Phân tích và xử lý số liệu

+ Phương pháp thống kê mô tả: để mô tả thực trạng các mô hình trang trại LN.

+ Phương pháp phân tích so sánh: so sánh phân tích các kết quả điều tra ở các mô hình trang trại.

Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Một số vấn đề lý luận cơ bản về kinh tế trang trại lâm nghiệp

Khái niệm về kinh tế trang trại lâm nghiệp

Trang trại lâm nghiệp là trang trại có giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ bình quân một năm đạt 40triệu đồng trở lên, đối với các tỉnh phía Bắc và ven biển miền Trung; đối với các tỉnh phía Nam và Tây Nguyên từ 50triệu đồng trở lên. Hoặc về quy mô diện tích, trang trại lâm nghiệp có diện tích từ 10ha trở lên đối với các vùng trong cả nước.

Một số chỉ tiêu sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình trang trại lâm nghiệp

– Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế

+ Giá trị sản xuất bình quân/ha

+ Thu nhập hỗn hợp bình quân/ha

+ Hiệu quả sử dụng đất đai: TNni /đơn vị diện tích

+ Giá trị hiện tại lợi nhuận ròng (NPV)

+ Tỷ suất giữa thu nhập và chi phí (BCR)

– Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội và môi trường

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

+ GTSX/LĐ nông lâm (nhân khẩu nông lâm)

+ Thu nhập BQ/LĐ nông lâm (nhân khẩu nông lâm)

Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường (các chỉ tiêu định tính): ý thức của việc sử dụng tài nguyên lâm nghiệp, mức độ xói mòn đất, mức độ ô nhiễm nước…

Khái quát thực trạng phát triển trang trại lâm nghiệp ở hai tỉnh Yên Bái và Phú Thọ

Khái quát thực trạng phát triển trang trại lâm nghiệp ởtỉnh Yên Bái

Yên Bái có tổng diện tích tự nhiên 688.292,2ha, với 69.315,12ha đất nông nghiệp và 282.241,86ha đất lâm nghiệp có rừng, trong đó đất có rừng sản xuất 144.254,66ha (chiếm 51,11% diện tích đất lâm nghiệp), đất chuyên dùng 29.199,78ha và 3.804,54ha là đất ở, còn lại là đất chưa sử dụng. Tính đến 31/12/2002, Yên Bái có 710.633 người, 13.292 hộ, với 343.692 lao động (trong đó lao động sản xuất nông, lâm nghiệp 277.015 người, chiếm 80,6% tổng lao động).

Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Yên Bái qua các thời kỳ được thể hiện ở bảng 1.

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]