Trần Văn Tiến, Nguyễn Hoàng Nghĩa
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Qua một số năm điều tra khảo sát (2003-2006) đã xác định được phân tông tre (Bambussinae) ở Việt Nam hiện nay có 8 chi: chi Tre (Bambusa), chi Le Bắc Bộ (Bonia), chi Luồng (Dendrocalamus), chi Le (Gigantochloa), chi Tre lông (Kinabaluchloa), chi Giang (Maclurochloa), chi Tre quả thịt (Melocalamus), chi Tầm vông (Thyrsostachys) mà các chi này có các loài mới hoặc mới ghi nhận ở Việt Nam. Dựa trên một số đặc điểm hình thái hoa của 37 loài thuộc 5 chi cũng như các cơ quan dinh dưỡng nhằm giới thiệu một số đặc điểm dễ nhận biết và xây dựng khoá phân loại các chi thuộc phân tông tre (Bambusinae) ở Việt Nam.
Từ khoá: Phân tông tre (Bambusinae), mô tả, khoá phân loại
MỞ ĐẦU
Trên thế giới, phân tông tre (Bambusinae) có khoảng 10 chi (Li De Zhu, 2000), phân bố ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới nhưng tập chủ yếu ở vùng Đông và Đông Nam Á. Đặc điểm của phân tông này rất đa dạng, từ những chi có thân khí sinh to như chi tre (Bambusa), Luồng (Dendrocalamus) cho đến chi có thân khí sinh nhỏ, dang bụi chỉ cao 1-2 m như chi Le Bắc Bộ (Bonia); có những chi có thân khí sinh bò trườn và rất dài như chi Tre quả thịt (Melocalamus), chi Giang (Maclurochloa). Một đặc điểm dễ nhận biết của các chi thuộc phân tông này là ở đốt của thân khí sinh có một cành to gần bằng thân và nhiều cành nhỏ, hoa thường là hoa giả (Pseudospiklet).
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Thực trạng và một số giải pháp phát triển công tác khuyến lâm tỉnh Đăklăk
- Mối hại cây chè và kỹ thuật phòng trừ
- Kết quả khảo nghiệm hiệu lực của thuốc Mapboxer 30EC phòng trừ mối cho công trình xây dựng
- Bước đầu đánh giá khả năng kháng nấm Quambalaria eucatypti gây bệnh bạch đàn qua khảo nghiệm loài/xuất xứ tại Đại Lải - Vĩnh Phúc
- Nghiên cứu xác định điều kiện gây trồng Keo tai tượng ở vùng trung tâm cung cấp gỗ lớn