Ngày 08/12/2016, tại TP. Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã tổ chức Hội thảo Giải pháp thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Tới dự và chủ trì Hội thảo có PGS.TS. Lê Quốc Doanh – Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp, Phát triển nông thôn, đồng chí Đào Anh Dũng - Phó chủ tịch UBND TP. Cần Thơ, bà Nguyễn Thị Thanh Thủy – Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Các đại biểu tham dự Hội nghị là lãnh đạo các Viện Nghiên cứu, … [Read more...]
Hội thảo Giải pháp thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và khuyến nông phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp
GS.TS Lê Đình Khả: Phượng tím có thể ra hoa quanh năm là hoàn toàn khả thi!
GS.TS Lê Đình Khả, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam lưu ý, cây phượng tím và phượng vỹ (phượng đỏ) là hai loài hoàn toàn khác nhau. Đã trồng thử phượng tím Trước sự quan tâm của nhiều người dân Hà Nội, chúng tôi có cuộc trao đổi với một số nhà khoa học. GS.TS Lê Đình Khả (ảnh), Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam lưu ý, cây phượng tím và phượng vỹ (phượng đỏ) là hai loài hoàn toàn khác nhau. Cây phượng vỹ là loài thuộc họ Đậu (Fabales) có tên khoa học là Delonix Regia, là cây gỗ … [Read more...]
Tối ưu hóa sản xuất gỗ ván từ rừng trồng – Báo Nông nghiệp Việt Nam
Nhằm thúc đẩy cao hơn giá trị sử dụng của gỗ keo và bạch đàn ở Việt Nam bằng cách tối ưu hóa SX ván mỏng từ nguồn tài nguyên này, Dự án FST 2008/039 đã ra đời GS.TS Võ Đại Hải, GĐ Viện Khoa học Lâm nghiệp VN phát biểu tại hội nghị Hiện gỗ rừng trồng tại nước ta chủ yếu để SX bột làm giấy có giá trị thấp hoặc hoặc chế biến dăm gỗ xuất khẩu với giá trị không cao. Trong khi đó, keo và bạch đàn từ rừng tự nhiên ở Úc từ lâu đã được sử dụng để SX ván mỏng đặc biệt. Nhằm thúc đẩy cao hơn giá … [Read more...]
Chò nâu phục vụ thâm canh rừng gỗ lớn – Báo Nông nghiệp Việt Nam
Là cây gỗ lớn cho chất lượng gỗ và giá trị kinh tế tương đối cao, song khác với một số giống cây bản địa đòi hỏi thời gian cho khai thác lên tới hàng chục năm, nếu thâm canh tốt, cây chò nâu trồng sau 15 - 17 năm cho thu hoạch. Chò nâu là cây lâm nghiệp triển vọng cho rừng trồng gỗ lớn Chò nâu (Dipterocarpus retusus Blume) là cây gỗ lớn, thân tròn đều, dáng thân thẳng, cao 30 - 40m, đường kính có thể đạt trên 100cm. Chò nâu là loài cây ưa sáng, lúc nhỏ hơi chịu bóng và có khả năng tái sinh … [Read more...]
Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn, bình xét thi đua khen thưởng năm 2016 và ký kết Giao ước thi đua năm 2017
Ngày 28/11/2016, tại Đà Lạt, Công đoàn Khối thi đua Khối Viện và Quản lý nhà nước trực thuộc Công đoànNông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động công đoàn, bình xét thi đua khen thưởng năm 2016 và ký kết Giao ước thi đua năm 2017. Về dự và chỉ đạo Hội nghị có đồng chí Vũ Xuân Thủy - Ủy viên Ban cán sự Đảng bộ NN&PTNT, Ủy viên Đoàn chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Chủ tịch Công đoàn Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, đồng … [Read more...]
Thông Caribê cho miền núi phía Bắc – Báo Nông nghiệp Việt Nam
Xuất xứ từ các nước quanh vùng vịnh Caribê, thích nghi và phát triển tốt ở độ cao dưới 300m, ít bị sâu róm gây hại, lớn nhanh gấp đôi thông mã vĩ nên giống thông Caribê có triển vọng cho trồng rừng gỗ lớn ở miền núi phía Bắc Rừng giống thông Caribê tại Đại Lải, TX Phúc Yên, Vĩnh Phúc Thông Caribê có tên khoa học Pinus caribaea Morelet, thuộc họ Thông (Pinaceae) phân bố tự nhiên ở các nước và đảo quanh vùng vịnh Caribê, là loài cây ưa sáng, gỗ lớn, cao 15 - 40m, đường kính có thể trên … [Read more...]
Phát triển rừng trồng gỗ lớn – Báo Nông nghiệp Việt Nam
Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ (Viện Khoa học lâm nghiệp VN) đã triển khai thành công mô hình rừng gỗ lớn với giống cây keo lai. Sau 13,5 năm, trữ lượng gỗ đạt từ 168 - 219 m3 gỗ/ha, tương đương trị giá hàng trăm triệu đồng/ha. Triển vọng keo lai TS Phạm Xuân Đỉnh, Giám đốc Trung tâm Khoa học Lâm nghiệp Bắc Trung bộ cho biết, keo lai là một trong những loại cây trồng rừng chủ lực, nhằm cung cấp nguyên liệu gỗ phục vụ công nghiệp chế biến bột giấy và dăm mảnh xuất khẩu. Tuy … [Read more...]
Hội đồng tư vấn xây dựng Chiến lược phát triển các đơn vị trực thuộc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2017-2020 và định hướng đến 2030
Căn cứ Quyết định số 5206/QĐ-BNN-KHCN ngày 16/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2016-2020 và định hướng đến 2030, trong tháng 11/2016 Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tổ chức các Hội đồng tư vấn xây dựng Chiến lược phát triển các đơn vị trực thuộc. Trên cơ sở bối cảnh trong và ngoài nước, thực trạng phát triển lâm nghiệp ở các vùng sinh thái trong nước, Hội đồng đã tư vấn cho các … [Read more...]
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 55 năm trưởng thành – Báo Nông nghiệp Việt Nam
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (VAFS) tiền thân là Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp được thành lập năm 1961 theo Nghị định số 140-CP ngày 29/9/1961 của Thủ tướng Chính phủ. 55 năm qua VAFS đã đóng góp rất nhiều thành tựu trong công tác nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ cho ngành lâm nghiệp Trong quá trình phát triển, từ một Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp đến năm 1988 đã hợp nhất 3 Viện là Viện Nghiên cứu Lâm nghiệp, Viện Công nghiệp rừng và Viện Kinh tế Lâm nghiệp thành Viện Khoa học Lâm nghiệp … [Read more...]
Hội thao, hội diễn truyền thống Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Chào mừng kỷ niệm 55 năm thành lập Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam (1961-2016)
Sáng ngày 23/11/2016, Công đoàn cơ sở Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã tưng bừng khai mạc Hội thao truyền thống năm 2016, chào mừng kỷ niệm 57 năm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11/1959- 28/11/2015) và kỷ niệm 55 năm thành lập Viện. Đến dự lễ khai mạc có GS.TS. Võ Đại Hải – Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Viện, TS. Đoàn Văn Thu - Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Viện, TS. Phí Hồng Hải - Chủ tịch Công đoàn cơ sở, Phó Giám đốc Viện, TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc Phó Giám đốc Viện, cùng đại diện Lãnh đạo … [Read more...]