Thành phần loài sâu bệnh hại rừng Đước, đặc điểm nhận biết, đặc điểm sinh học và sinh thái của loài sâu hại chính tại Cần Giờ – Tp Hồ Chí Minh

Phạm Quang Thu, Lê Văn Bình Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Cây Đước là cây trồng rừng phòng hộ cố định, chắn sóng rừng ngập mặn và bảo vệ môi trường. Hiện nay, cây Đước đã và đang bị sâu bệnh gây hại. Kết quả điều tra thành phần sâu bệnh hại rừng Đước tại Cần Giờ từ năm 2006 đến năm 2007 cho thấy có 16 loài sâu bệnh, có 12 loài sâu và 4 loài bệnh. Trong đó có 3 loài gây hại chính là loài sâu trắng gây u bướu thân, cành, Xyleutes sp, sâu … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu sâu bệnh hại thông

Phạm Quang Thu, Đào Ngọc Quang Phòng Nghiên cứu Bảo vệ Thực vật rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Một số loài sâu bệnh chính hại thông bao gồm: Sâu róm thông (Dendrolimus punctatus): 2-3 năm bùng phát dịch một lần, gây hại hàng vạn hecsta. Mỗi năm có 3-5 thế hệ (tùy thuộc vào thời tiết).Sâu róm bốn túm lông (Dasychira axutha): 3-4 thế hệ mỗi năm, gây thiệt hại nhiều nhất từ tháng 8 đến tháng 11 ở rừng trồng 3-10 tuổi. Sâu đục nõn thông: Rhyacionia cristata Wals and … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu khả năng hấp thụ carbon của rừng trồng Thông nhựa (Pinus merkusii Jungh et. de Vriese)

Võ Đại Hải, Đặng Thịnh Triều Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Định giá rừng là một mục tiêu quan trọng mà ngành lâm nghiệp hiện nay đang hướng tới, trong đó bao gồm cả định giá khả năng hấp thụ carbon của rừng nhằm xây dựng cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng. Đây là vấn đề đã và đang được Việt Nam và thế giới rất quan tâm trong những năm gần đây. Nghiên cứu này được thực hiện trong khuôn khổ đề tài: "Nghiên cứu khả năng hấp thụ và giá trị thương mại carbon … [Read more...]

Đánh giá chất lượng rừng Đước (Rhizophora piculata) trồng thuần loại, đề xuất các giải pháp kỹ thuật lâm sinh và cơ chế quản lý nhằm phát triển bền vững rừng phòng hộ Cần Giờ

Phạm Thế Dũng, Hoàng Văn Thơi Lê Thanh Quang, Trần Thanh Cao Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Rừng ngập mặn Cần Giờ sau 30 năm khôi phục đã nảy sinh những vấn đề cần quan tâm về kỹ thuật lâm sinh như sinh trưởng kém, sâu bệnh hại, cây đổ gãy; các yếu tố môi trường về chất lượng nuớc và đất, thủy triều đã biến đổi theo hướng tiêu cực. Bài viết này giới thiệu kết quả nghiên cứu đánh giá chất lượng rừng và môi trường làm cơ sở đề xuất các giải pháp kỹ thuật phù hợp để sữ dụng … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu gây trồng cây Cọc rào (Jatropha curcas) làm nguyên liệu sản xuất dầu diesel sinh học tại Nam Trung bộ và Tây Nguyên

Lê Quốc Huy, Lê Thành Công Nguyễn Văn Dẻo và Trần Thu Hà Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Đề tài Nghiên cứu gây trồng phát triển cây Cọc rào (Jatropha curcas) (2007-2010) đã tuyển chọn được 29 cây trội Jatropha từ các quần thể tự nhiên hoang dại tại Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, có năng suất hạt 2,5-5,0 kg/năm và hàm lượng dầu 20,8-39,4 % và 85 cây trội dự tuyển từ các quần thể gây trồng tại Ninh Phước, Ninh Thuận có đồng thời cả tính trạng năng suất hạt và hàm lượng dầu cao trên … [Read more...]

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng Xà cừ lá nhỏ (Swietenia microphylla) cho năng suất cao nhằm cung cấp gỗ lớn trong vùng Đông Nam bộ

Trần Văn SâmTrung tâm KHSXLN Đông Nam BộViện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu là xác định kỹ thuật trồng rừng Xà cừ lá nhỏ để cung cấp gỗ lớn ở vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được tiến hành tại hai địa điểm: Bầu Bàng - Bình Dương và Hàm Minh - Bình Thuận. Kết quả cho thấy cây Xà cừ là nhỏ 40 tháng tuổi ở Bầu Bàng sinh trưởng tốt và có sự khác nhau giữa các nghiệm thức bón phân. Riêng thí nghiệm về mật độ cây trồng thì sinh trưởng về đường kính lẫn chiều cao ở các … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu gây trồng Thục quỳ, Chiêu liêu nước và Thúi ở vùng Đông Nam bộ

Nguyễn Thanh Minh Trung tâm KHSXLN Đông Nam Bộ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Mục tiêu của nghiên cứu nhằm xác định các biện pháp kỹ thuật gây trồng cho các loài cây bản địa mọc nhanh Thục quỳ, Chiêu liêu nước và Thúi để phát triển nguồn nguyên liệu cung cấp gỗ lớn tại vùng Đông Nam Bộ. Nghiên cứu được thực hiện từ khâu gieo ươm đến các biện pháp gây trồng tại hai loại đất chính trong vùng là đất cát xám được hình thành trên tàn tích phù sa cổ, tại Bàu Bàng - Bình Dương và đất … [Read more...]

Cây Tếch ở Việt Nam, thực trạng và triển vọng trong nghiên cứu và sản xuất lâm nghiệp

Đoàn Thị Mai, Lê Sơn &ctv Trung tâm Nghiên cứu Giống cây rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Tếch là loài cây nhập nội có giá trị kinh tế cao và đã được gây trồng thành công trên một số vùng sinh thái chính trong cả nước. Tuy nhiên, do những điều kiện khó khăn nhất định mà cây Tếch chưa được chú trọng để phát triển. Từ kết quả nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu tuyển chọn, nhân và phát triển giống Tếch và Xoan ta có năng suất cao" do Trung tâm nghiên cứu giống cây rừng thực … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu khoanh nuôi xúc tiến tái sinh rừng tự nhiên có Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) tái sinh tại huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Võ Đại Hải Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Vối thuốc (Schima wallichii Choisy) là loài cây gỗ lớn, phân bố rộng và đa tác dụng, đặc biệt Vối thuốc có khả năng tái sinh tự nhiên chồi và hạt rất mạnh. Nghiên cứu được thực hiện tại khu vực rừng tự nhiên có Vối thuốc tái sinh trên địa bàn huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc giang. Kết quả nghiên cứu cho thấysau thời gian khoanh nuôi 6 năm và 12 năm thì đều có sự chuyển đổi trạng thái từ Ic lên trạng thái IIa, số lượng loài xuất hiện cũng có sự … [Read more...]

Khả năng sinh trưởng của keo lai và bạch đàn Uro trên đất thoái hóa ở Pleiku

Nguyễn Huy Sơn Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Cao nguyên Pleiku có khoảng 378.600ha đất bazan, phần lớn đã bị thoái hoá ở các mức độ khác nhau. Hơn nữa, do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt có tới 6 tháng mùa khô, tầng canh tác từ 0-20cm có độ ẩm nằm dưới ngưỡng độ ẩm cây héo ( … [Read more...]

[logo-slider]