Một số kết quả nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng cây Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) ở phía Tây Hà Nội

Lê Văn Thành Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Sau 2,4 năm gây trồng nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật trồng cây Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) ở phía Tây Hà Nội cho thấy: Mây nếp trồng dưới độ tàn che 0,5 có đường kính gốc to hơn trồng dưới độ tàn che 0,3; mức chênh lệch này rất nhỏ (chỉ tính bằng mm). Chiều cao và tỷ lệ đẻ nhánh của cây Mây nếp ở độ tàn che 0,3 cao hơn rõ rệt ở độ tàn che 0,5. Để Mây nếp sinh trưởng nhanh, có tỷ lệ đẻ nhánh cao, khi trồng (dưới 1 năm … [Read more...]

Xác định thành phần loài và phân bố của cây ngập mặn trên các dạng cát, sỏi, đá, vụn san hô tại một số đảo ven bờ Nam bộ

Hoàng Văn Thơi Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ TÓM TẮT Nghiên cứu về cấu trúc và phân bố của thực vật rừng ngập mặn (RNM) đã được thực hiện tại 4 đảo của Cà Mau và Kiên Giang, nhằm lựa chọn được một số loài cây phân bố trên dạng đá, cát, sỏi, vụn san hô để có thể thử nghiệm gây trồng trên các đảo vùng biển phía Nam nước ta. Nghiên cứu tập trung vào khảo sát thành phần loài, cấu trúc và phân bố của các quần xã thực vật ngập mặn sống trong điều kiện bị tác động mạnh của sóng … [Read more...]

Nghiên cứu kỹ thuật gây trồng thâm canh cây Mạy bói tại Sơn La

Đinh Công Trình Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp vùng Tây Bắc TÓM TẮT Nghiên cứu tre trúc đã được nhiều nước trên thế giới triển khai điển hình là Trung Quốc, Ấn Độ, Đài Loan,... Các nghiên cứu đã được áp dụng để xây dựng nên vùng nguyên liệu rộng lớn cung cấp về măng, thân khí sinh cho công nghiệp chế biến phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong những năm gần đây ở Việt Nam, tre trúc đã được quan tâm từ những nghiên cứu cơ bản về phân loại thực vật đến những nghiên cứu về kỹ … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu bước đầu về khả năng nhân giống cây Tô hạp Điện Biên và Chò xanh làm cơ sở trồng rừng gỗ lớn tại Tây Bắc

Phạm Quang Tuyến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Quả Tô hạp Điện Biên (Altingia siamensis Craib)thu hái vào tháng 12 khi quả bắt đầu chín chuyển từ màu xám xanh sang màu xám đen. Hạt Tô hạp bảo quản trong tủ lạnh thông thường, thời gian bảo quản khoảng 5 tháng hạt đã bắt đầu mất sức nảy mầm. Hạt Tô hạp xử lý với công thức nhiệt độ 400C ngâm trong 8 giờ cho tỷ lệ nảy mẩm cao nhất. Cây con giai đoạn vườn ươm 4 tháng tuổi sinh trưởng tốt nhất với công thức thành phần ruột bầu 90% … [Read more...]

Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng ngập mặn trên các điều kiện lập địa khó khăn góp phần chắn sóng vùng ven biển các tỉnh miền Bắc Việt Nam

Đoàn Đình Tam Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng TÓM TẮT Vùng ven biển miền Bắc Việt Nam có 127.647ha đất rừng ngập mặn. Trong đó, diện tích đất có rừng chiếm 38,08%, diện tích đất không có rừng chiếm 32,45%. Trong những năm qua các địa phương tập trung vào việc trồng thuần loài hoặc hỗn giao các loài cây Bần chua, Trang ở những vùng cửa sông, độ mặn … [Read more...]

Nghiên cứu một số cơ sở khoa học và biện pháp kỹ thuật gây trồng cây Chò chỉ tại vùng phòng hộ đầu nguồn sông Đà

Đoàn Đình Tam Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng TÓM TẮT Chò chỉ là loài phân bố hẹp, thường mọc ở nơi có độ cao dưới 700m, nơi có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến sét nặng, đất có phản ứng hơi chua (80%, có thể tạo giống Chò chỉ bằng giâm hom với các chất kích thích sinh trưởng là IBA và IAA nồng độ 0,5 – 1%, cây con xuất vườn tốt nhất khi đạt 12 - 15 tháng tuổi; đường kính cổ rễ: 0,5 - 0,6cm; chiều cao bình quân: 60 - 80cm; cây đã hoá gỗ hoàn toàn. Trồng Chò chỉ thuần … [Read more...]

Nghiên cứu kỹ thuật bảo vệ và nâng cao độ phì đất nhằm nâng cao năng suất rừng trồng bạch đàn, keo ở các luân kỳ sau

Phạm Thế Dũng, Vũ Đình Hưởng, Kiều Tuấn Đạt Nguyễn Thanh Bình, Lê Thanh Quang Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Nam bộ TÓM TẮT Quản lý vật liệu hữu cơ sau khai thác rừng là một trong những nghiên cứu còn mới ở Việt Nam nhằm nâng cao độ phì nhiêu của đất và duy trì năng suất rừng. Bài viết sau đây giới thiệu những kết qủa chính sau nhiều năm nghiên cứu, với sự giúp đỡ của Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp quốc tế (CIFOR) thông qua dự án "Quản ý lập địa và năng suất rừng trồng nhiệt đới" và và … [Read more...]

Kỹ thuật trồng cây Tai chua lấy quả

Đặng Quang Hưng Trung tâm Ứng dụng KHKT Lâm Nghiệp TÓM TẮT Tai chua là loài cây bản địa đa tác dụng, vừa cho sản phẩm gỗ, vừa cho sản phẩm lâm sản ngoài gỗ (LSNG) như quả, nhựa, cành lá non,... Nhu cầu gây trồng Tai chua lấy quả trong thực tiễn là rất lớn, đặc biệt là những giống cho năng suất cao và nhanh thu hoạch. Tuy nhiên cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc gây trồng và phát triển cây Tai chua ở nước ta thì chưa nhiều, chủ yếu mới tập trung vào mô tả đặc điểm hình thái, phân bố. Vì … [Read more...]

Kết quả bước đầu trong nghiên cứu ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống Bạch đàn trắng kháng bệnh đốm lá

Trần Thanh Trăng, Nguyễn Minh Chí, Bùi Quang Tiếp Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Sáu mươi chủng nấm Cryptosporiopsis eucalypti thu thập trên các cây chủ bạch đàn từ miền bắc, miền trung và miền nam đã được phân lập và định loại bằng phương pháp hình thái học. Mười năm chủng nấm đại diện cho ba vùng được phân tích mối quan hệ di truyền giữa các chủng bằng phương pháp sinh học phân tử (phân tích vùng trình tự ITS). Sự khác biệt trong vùng ITS giữa các chủng là không lớn, song đã … [Read more...]

Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển gen GUS vào phôi trưởng thành 6 gia đình Thông nhựa bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens

Vương Đình Tuấn, Nguyễn Xuân Cường, Phan Thị Mỵ Lan Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ Đỗ Tiến Phát, Đinh Thị Phòng Viện Công nghệ Sinh học, Hà Nội TÓM TẮT Một số yếu tố ảnh hưởng đến chuyển gene GUS vào phôi trưởng thành Thông nhựa bằng vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens đã được nghiên cứu. Kết quả cho thấy 35mg/l kanamycin có thể được sử dụng để chọn lọc chuyển gene bền vững, trong khi 400-500mg/l Timentin có thể loại vi khuẩn dư sau đồng nuôi cấy có hiệu quả tốt. Nồng … [Read more...]

[logo-slider]