Hoàng Văn Thơi
Phân viện Nghiên cứu Khoa học Lâm nghiệp Nam Bộ
TÓM TẮT
Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định kỹ thuật gieo ươm một số loài cây lựa chọn để có thể trồng trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên và có khả năng chịu đựng được sóng và gió biển bao gồm: Trụ mầm và hạt của 6 loài cây lựa chọn là Dà vôi (Ceriops tagal, Đâng (Rhizophora stylosa), Đưng (Rhizophora mucronata), Đước (Rhizophora apiculata), Mắm biển (Avicennia marina) vàSú đỏ (Aegiceras floridum). Kết quả sau 6 tháng theo dõi thí nghiệm cho thấy: Tỷ lệ nảy mầm các loài thử nghiệm khá cao, 82,5% ở loài Mắm biển, 83,5% ở Dà vôi, 92% ở loài Đâng, 91,6% ở loài Sú đỏ, hai loài Đưng và Đước có tỷ lệ khá đều nhau là 90% và 89,5%. Khả năng ra rễ nhiều nhất là loài Đâng với 29 rễ/cây, Đưng 21 rễ/cây, Đước có 10,5 rễ, Mắm biển là 7,3 rễ/cây và Dà vôi có 6,5 rễ, loài có số rễ ít nhất là loài Sú đỏ với 4 rễ/cây. Chiều dài tối đa của rễ đạt giá trị lớn nhất ở loài Mắm biển (12,9cm), Đâng với 8cm, Đước với 7,5cm và thấp nhất vẫn là Sú đỏ và Dà vôi với các số đo là 5,4cm và 4,6cm. Tỷ lệ sống của các loài Đâng, Đước và loài Sú đỏ tỏ ra vượt trội hơn trong khi loài Mắm biển và Dà vôi và Đưng có tỷ lệ sống thấp hơn. Công thức 3 với 50% bùn đất đạt tỷ lệ sống cao nhất với bình quân chung là 81,3%; kế đến là công thức 1 có thành phần ruột bầu 15% là đất và công thức 2 với 30% đất bùn, có tỷ lệ sống cao gần như nhau, với 79,4 và 79,6%. Sinh trưởng chiều cao của loài Đưng là nhanh nhất (63,3cm) gấp 6 lần so với loài thấp nhất là loài Sú đỏ (11,5cm). Trong cùng một loài ở các công thức thí nghiệm khác nhau cũng có sự khác biệt về chiều cao khá rõ. Đước đôi, Đâng và Sú đỏ có chiều cao đạt tốt nhất ở công thức 3 và thấp nhất ở công thức 1 và công thức đối chứng; 3 loài là Đưng, Dà vôi và Mắm biển cũng có chiều cao vượt trọi ở công thức 3, kế đến là công thức 2 và thấp nhất lại là công thức đối chứng. Các loài tỏ ra thích nghi với thành phần ruột bầu có tỷ lệ pha trộn 50% và 30% đất bùn, kém thích nghi ở thành phần ruột bầu có pha trộn 0 và 15% bùn đất.
Từ khóa: Kỹ thuật tạo cây con, Cây ngập mặn, Đảo phía Nam
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp thì vấn đề nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhân giống và trồng các loài cây ngập mặn ven biển tạo ra dải rừng phòng hộ ngập mặn ven biển có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Ở nước ta cũng đã có một số công trình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống các loài cây ngập mặn như: Vẹt tách (Bruguiera parviflora), Su Mekông (Xylocarpus mekongensis),Đước (Rhizophora apiculata). Bần chua (Sonneratia caseolaris), Cóc trắng (Luminitzera racemosa),… của các tác giả như Đặng Công Bửu (2006), Phạm Trọng Thịnh – Hoàng Văn Thơi (2008), Đỗ Xuân Phương (2006),… Tuy nhiên các nghiên cứu này mới chỉ được thực hiện cho các dạng lập địa trồng rừng ngập mặn thông thường (lập địa bùn, sét) mà ở đó việc nhân giống và gây trồng rừng ngập mặn là tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, ở nước ta chưa có một công trình nghiên cứu nào đề cập tới kỹ thuật tạo cây con cây ngập mặn trên các điều kiện lập địa cực đoan như các nền cát, sỏi và vụn san hô. Chính vì vậy, mục tiêu của nghiên cứu này nhằm “Xác định kỹ thuật gieo ươm một số loài cây lựa chọn để có thể trồng trên nền cát, đá, sỏi, vụn san hô ngập triều không thường xuyên và có khả năng chịu đựng được sóng và gió biển”.
Tin mới nhất
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Tỉnh: Nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng thâm canh Vù hương (Cinnamomum balansae H.Lec) tại tỉnh Bắc Giang
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu bảo tồn và phát triển nguồn gen cây Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis Parjon &N.T.Hiep) ở một số tỉnh miền núi phía Bắc.
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Bộ: Nghiên cứu chọn giống và kỹ thuật trồng rừng thâm canh cây Sấu tía (Sandoricum Indicum Cav) cung cấp gỗ lớn tại các tỉnh phía Nam
- Hội đồng nghiệm thu Dự án Sản xuất thử nghiệm cấp Bộ: “Sản xuất thử nghiệm và hoàn thiện công nghệ nhân giống và trồng cây Tam thất hoang (Panax stipuleanatus) theo tiêu chuẩn GACP-WHO ở vùng Tây Bắc“
- Hội đồng nghiệm thu tổng kết đề tài KHCN cấp Quốc gia: Nghiên cứu giải pháp phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại chính cây Sơn tra (Docynia indica Willich) tại miền núi phía Bắc
Các tin khác
- Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất rừng trồng trên đất bazan thoái hóa tại Tây Nguyên
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng thâm canh Thông caribê cung cấp gỗ lớn
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng rừng Vối thuốc (Schima wallichii Choisy và Schima superba Gardn. Et Champ)
- Nghiên cứu kỹ thuật trồng một số loài cây bản địa có giá trị kinh tế vùng khô hạn tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận
- Nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật gây trồng Trai lý, Vù hương, và Sưa nhằm phục hồi các trạng thái rừng nghèo kiệt tại Tây Bắc