Nghiên cứu công nghệ bảo quản gỗ nguyên liệu đóng tàu đi biển

Bùi Văn Ái, Lê Bạch Đằng, Đinh Văn Tiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Ở Việt Nam, tàu thuyền bằng gỗ được dùng làm phương tiện để vận tải, du lịch và đánh bắt thủy sản ven biển vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Với điều kiện khí hậu nhiệt đới, sử dụng gỗ trong môi trường nước biển được đánh giá là điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất bởi sự tấn công mãnh liệt của các loài Hà biển. Một số loại gỗ rừng tự nhiên thuộc nhóm 2, 3 như Táu mật, Sao đen, Dầu mít... có tính chất cơ lý và độ … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu sử dụng hiệu quả gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính

Lê Thanh Chiến Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Gỗ Đước (Rhizophora apiculaca) là loại gỗ nặng, màu nâu nhạt đến nâu đỏ, gỗ có kết cấu chặt chẽ, mịn, ít xoắn thớ và chéo thớ. Gỗ có nhược điểm là dễ bị nứt đầu và nứt mặt khi độ ẩm môi trường thay đổi. Hiện nay, việc sử dụng gỗ Đước không hiệu quả, 70% tổng sản lượng khai thác dùng để sản xuất than nhiên liệu, 30% còn lại được sử dụng làm vật liệu xây dựng. Việc nghiên cứu sử dụng gỗ Đước để sản xuất đồ mộc, than hoạt tính là … [Read more...]

Nghiên cứu xử lý một số loại gỗ rừng trồng từ nhóm 5 đến nhóm 8 làm nguyên liệu đóng tàu thuyền đi biển

Nguyễn Quang Trung Trung tâm NC chuyển giao Công nghệ Công nghiệp rừng TÓM TẮT Gỗ Bạch đàn Urophylla (E. urophylla) là nguồn nguyên liệu tiềm năng, nhưng việc sử dụng loại gỗ này làm nguyên liệu đóng đồ mộc đang còn nhiều hạn chế. Kết quả nghiên cứu của đề tài "Nghiên cứu sử dụng gỗ Bạch đàn Urophylla" cho thấy gỗ Bạch đàn Urophylla có các đặc tính cơ vật lý tương đương với gỗ Keo lá tràm (A. auriculiformis) và một số loại gỗ rừng tự nhiên khác đang được sử dụng rộng rãi làm nguyên liệu … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu sử dụng tổng hợp, có hiệu quả gỗ Tràm

Bùi Duy Ngọc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Rừng Tràm không những cung cấp sản phẩm gỗ cho xã hội mà còn là nhân tố góp phần làm thay đổi hệ sinh thái đất ngập mặn có lợi hơn cho sự sống và phát triển sản xuất Nông - Lâm - Thủy sản của người dân địa phương.Gỗ Tràm có đường kính nhỏ, khúc gỗ tròn có độ cong, độ thon, độ ô van lớn, tỷ lệ co rút của gỗ tràm theo các chiều xuyên tâm, tiếp tuyến, dọc thớ cao do đó có nhiều hạn chế khi sử dụng làm gỗ xẻ. Tuy nhiên, để đa dạng hóa sản … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu tính chất cơ, vật lý và giải phẫu của một số loài gỗ thông dụng ở Việt Nam, làm cơ sở cho chế biến, bảo quản và sử dụng

Nghiên cứu, xác định tính chất vật lý, cơ học và hoá học gỗ là một nhiệm vụ quan trọng trong khoa học gỗ nói riêng và trong nghiên cứu đánh giá giá trị tài nguyên rừng nói chung. Kết quả xác định tính chất vật lý, cơ học và hoá học gỗ là cơ sở khoa học rất cơ bản để tìm hiểu về bản chất của gỗ, là căn cứ cho chế biến, bảo quản và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên gỗ; là những tiêu chí để đánh giá chất lượng rừng, đánh giá tuyển chọn giống; nghiên cứu những ảnh hưởng của các nhân tố môi trường, … [Read more...]

Một số kết quả nghiên cứu cơ giới trồng rừng giai đoạn 2006-2010

Đoàn Văn Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Cơ giới hoá làm đất trồng, chăm sóc rừng góp phần cải tạo đất, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng, giảm sức lao động thủ công ở khâu công việc nặng nhọc. Kết quả nghiên cứu công nghệ và thiết bị cơ giới phục vụ trồng, chăm sóc rừng giai đoạn 2006- 2010 đã xác định được các yêu cầu cơ bản của thiết bị và kỹ thuật canh tác cơ giới trong lâm nghiệp. Đề xuất công nghệ và thiết bị cơ giới làm đất trồng, chăm sóc rừng thâm canh cho … [Read more...]

Một số kết quả nghiên cứu xây dựng vườn giâm hom cây lâm nghiệp quy mô thôn bản tại Tây Nguyên

Tô Quốc Huy, Nguyễn Chí Trung Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nhân giống cây rừng bằng hom là phương pháp phổ biến, thích hợp nhất với điều kiện kinh tế và trình độ sản xuất lâm nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Cácnhà giâm hom (NGH) cây lâm nghiệp quy mô công nghiệp thường có kết cấu phức tạp, chi phí lớn, người dân khó sử dụng. Năm 2010, trên cơ sở các số liệu điều tra khảo sát thực trạng sản xuất cây trồng lâm nghiệp 5 tỉnh Tây Nguyên và các kết quả khảo nghiệm một … [Read more...]

Sản xuất chế phẩm vi sinh tổng hợp MF1 dạng viên nén cho cây thông, cây bạch đàn ở vườn ươm và rừng trồng

Phạm Quang Thu, Trần Thanh Trăng, Đặng Như Quỳnh, Nguyễn Hoài Thu, Lê Thị Xuân Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Với mục tiêu góp phần đẩy mạnh công tác trồng rừng trong cả nước, bằng biện pháp tạo ra cây con có chất lượng cao trong trồng rừng, đề tài "Nghiên cứu công nghệ sản xuất chế phẩm vi sinh vật hỗn hợp dạng viên nén cho bạch đàn, thông trên các lập địa thoái hóa" đã nghiên cứu thành công chế phẩm viên nén hỗn hợp vi sinh vật, ký hiệu MF1 cho cây thông và bạch … [Read more...]

Nghiên cứu đặc điểm sinh học hệ sợi trong nuôi cấy thuần khiết các chủng nấm Đông trùng hạ thảo Cordyceps militaris (L.:Fr) Link.

Phạm Quang Thu, Lê Thị Xuân, Nguyễn Mạnh Hà Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Trong những năm gần đây các loài nấm được quan tâm đến như một loại thực phẩm chức năng chăm sóc sức khỏe con người ngày một tăng lên. Ngoài ra chúng được các nhà nghiên cứu y dược học hết sức chú ý vì sự đa dạng về các hợp chất sinh học. Đông trùng hạ thảo là một trong những loại thuốc cổ truyền Trung Quốc. Loài nấm này xâm nhiễm và phát triển trong một loài côn trùng sau đó làm cho ký chủ bị chết. … [Read more...]

Nghiên cứu tuyển chọn giống Thông nhựa kháng Sâu róm thông

Đào Ngọc Quang, Lê Văn Bình Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Từ năm 2006, Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam đã thực hiện đề tài nghiên cứu điều tra các cá thể cây Thông nhựa có khả năng kháng Sâu róm thông. Sau 5 năm nghiên cứu, nhóm thực hiện đề tài đã tìm ra 36 cây trội kháng Sâu róm thông. Sau khi phân tích lá của những cây trội kháng Sâu róm thông và nuôi sâu, chúng tôi bước đầu đã xác định được hai cơ chế kháng Sâu róm thông của Thông nhựa: ·Cơ chế không ưa … [Read more...]

[logo-slider]