Người dân trong vùng cát nội đồng Bắc Trung Bộ đa số là nghèo, đời sống phụ thuộc vào nghề nông, canh tác nông nghiệp thu nhập thấp, trong khi đất cát nội đồng lại bỏ hoang rất nhiều, đây là một bức xúc cần quan tâm giải quyết, do đó xác định được cơ cấu cây Lâm nghiệp phù hợp và biện pháp kỹ thuật thích hợp cho vùng cát nội đồng Bắc Trung Bộ có một ý nghĩa rất lớn về kinh tế và xã hội: Cung cấp gỗ, củi cho người dân trong vùng, làm vành đai bảo bệ các khu canh tác nông nghiệp, nâng cao đời sống … [Read more...]
Thiết lập mô hình trồng Song mật (Calamus platyacanthus Warb.ex Becc) và Mây nếp (Calamus tetradactylus Hance) dưới tán một số trạng thái rừng phục hồi
Do có các đặc tính bền, bóng đẹp, dẻo dễ uốn nên song mây là nguyên liệu để sản xuất nhiều mặt hàng như đồ gia dụng, bàn ghế, sản phẩm mỹ nghệ dùng trong nước và xuất khẩu. Hàng song mây của nước ta chủ yếu xuất sang các nước và vùng lãnh thổ như Đức, ý, Nhật, Hồng Kông, Singapovà Cu Ba.... Mỗi năm ước tính nhu cầu cần tới 15.000 tấn mây để làm hàng xuất khẩu (Nguyễn Quốc Dựng, 2000), [7]. Thời gian vừa qua, việc khai thác song mây không được kiểm soát nên người dân vào rừng khai thác tràn lan, … [Read more...]
Xây dựng hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) ở các tỉnh miền núi phía Bắc
Thảo quả (Amomum aromaticum Roxb.) thuộc họ Gừng (Zingiberaceace) phân bố tự nhiên ở vùng núi cao có khí hậu nhiệt đới ẩm và cận nhiệt đới, thích hợp với các loại đất tốt còn mang tính chất đất rừng, được gây trồng ở các tỉnh miền Nam Trung Quốc và các tỉnh miền núi phía Bắc nước ta. Hạt Thảo quả có hàm lượng tinh dầu 1-1,5%, mùi thơm, ngọt, vị nóng cay dùng làm gia vị thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh. ở nước ta, năm 2001 giá quả Thảo quả khô lên tới 150.000 đồng/kg, năm 2002-2004 có giá từ … [Read more...]
Bệnh tuyến trùng hại thông ba lá Pinus kesiya Royle, nguyên nhân và giảI pháp phòng trừ
Lâm Đồng là một tỉnh nam Tây Nguyên, tài nguyên rừng và đất rừng có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường đầu nguồn trong khu vực. Theo số liệu của Bộ Lâm nghiệp (nay là Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) năm 1995, tổng diện tích đất có rừng của toàn tỉnh là 559.039 ha trong đó có 127.440 ha rừng cây lá kim (chủ yếu là thông 3 lá và thông 2 lá), chiếm 22,8% chưa kể đến diện tích rừng hỗn giao cây lá rộng với cây lá kim và cây họ dầu với cây lá kim và 27.009 … [Read more...]
Đánh giá ảnh hưởng các biện pháp kỹ thuật khai thác đến tái sinh rừng tự nhiên lá rộng thường xanh vùng Đông Trường Sơn
Đông Trường Sơn là vùng kinh tế Nông – Lâm nghiệp quan trọng, với diện tích hơn 5 triệu ha, là nơi có tỷ lệ che phủ cao (60%) và cũng là nơi tài nguyên rừng nhiều nhất trong cả nước. Nơi đây cung cấp gỗ và Lâm đặc sản chủ yếu cho nền kinh tế trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên quý giá này đã và đang suy giảm cả về số và chất lượng. Theo số liệu của Viện ĐTQH rừng, trong vòng 20 năm (1976-1996) Tây nguyên mỗi năm bình quân mất đi 27,6 ngàn ha rừng. Trong những năm gần đây đã hạn … [Read more...]
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh lý, sinh thái của cây Huỷnh (Tarrietia javanica Blume) và cây Giổi xanh (Michelia mediocris Dandy), làm cơ sở xây dựng các giải pháp kỹ thuật gây trồng
Trong 50 năm qua, rừng tự nhiên nước ta đã bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng, do đó rừng ngày càng không đảm bảo đầy đủ các chức năng chủ yếu là bảo vệ môi trường sinh thái, cung cấp lâm sản và đáp ứng các yêu cầu về cảnh quan văn hoá, xã hội. Cùng với các biện pháp khoanh nuôi và làm giàu rừng, trồng rừng mới là một trong các nhiệm vụ trọng tâm của ngành Lâm nghiệp. Việc xác định cơ cấu cây trồng cho từng vùng là một việc làm quan trọng và cấp bách, đặc biệt là các loài cây lá rộng bản … [Read more...]
Nghiên cứu xây dựng và đánh giá hiệu quả phòng hộ rừng trồng trên đất cát ven biển
Nước ta có hơn 50 vạn ha đất cát biển. Đây là vùng sinh thái khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng xấu của gió bão, gió Lào, có địa hình, địa mạo rất phức tạp, cát di động uy hiếp mạnh mẽ, trở thành khu vực rất xung yếu. Vì vậy nhu cầu phòng hộ đặt ra đối với vùng cát ven biển rất cấp thiết. Để xây dựng hệ thống đai rừng với các loài cây trồng thích hợp nhằm phòng hộ chắn gió, chống cát bay, cải thiện tiểu khí hậu, phát triển nông lâm nghiệp có hiệu quả với từng phân vùng, dạng lập địa đất cát ven biển … [Read more...]
Kết quả Nghiên cứu xây dựng mô hình sử dụng đất có hiệu quả kinh tế và phòng hộ cho vùng xung yếu ven hồ sông Đà
Nhà máy thuỷ điện Hoà Bình có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Sau hơn 10 năm hồ Hoà Bình đưa vào sử dụng, hàng năm lòng hồ đã bị bồi lắng trung bình từ 0,3-0,4m. Với tốc độ bồi lắng như vậy, tuổi thọ của đập Hoà Bình có thể sẽ bị giảm xuống chỉ còn 50 năm so với 100 năm như thiết kế. Trước đây đời sống của người dân dựa vào canh tác lúa nước, sau khi chuyển lên cao thì thay vào đó là phương thức canh tác phát nương làm rẫy. Do phương thức canh tác … [Read more...]
Kết quả nghiên cứu xây dựng mô hình rừng trồng hỗn loài bằng các loài cây lá rộng bản địa trên đất rừng thoái hoá ở các tỉnh phía Bắc
Tính đến hết năm 2004, Việt Nam đã trồng được 2.218.570ha rừng tập trung [6] với hơn 40 loài cây, kể cả các loài cây nhập nội và cây bản địa. Trong thời gian qua rừng trồng thuần loài đã bộc lộ một số nhược điểm như đã xuất hiện dịch sâu bệnh hại như: Sâu róm thông ở rừng Thông, sâu Xanh ở rừng Bồ đề, sâu ăn lá và sâu đục thân ở rừng Mỡ,... trên một số vùng sinh thái và đã ảnh hưởng không nhỏ tới sinh trưởng sản lượng rừng trồng. Nạn cháy rừng trồng xảy ra thường xuyên hàng năm đã gây nhiều tổn … [Read more...]
Thử nghiệm và hoàn thiện kỹ thuật trồng rừng và nuôi dưỡng rừng Giổi Nhung (Michelia braianensis)
rồng rừng và cải tạo nâng cao năng suất rừng tự nhiên là một trong những giải pháp kĩ thuật hàng đầu nhằm khôi phục lại rừng, đáp ứng được nhu cầu về gỗ, củi, bảo vệ môi trường và cảnh quan văn hóa khác.... Trong những thập kỷ qua đã có nhiều công trình nghiên cứu, tiến bộ kỹ thuật được áp dụng như khoanh nuôi xúc tiến tái sinh và trồng rừng mang lại hiệu quả nhất định, nhất là phát triển trồng rừng công nghiệp với các loài cây mọc nhanh cung cấp gỗ nguyên liệu như keo lai, bạch đàn, thông..., … [Read more...]