Bước đầu nghiên cứu phòng trừ cỏ dại ngoại lai xâm hại rừng bằng nấm Colletotrichum truncatum (Schewein) Andrus & Moore

Nguyễn Thị Thuý Nga, Phạm Quang Thu

Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam

TÓM TẮT

Nấm Colletotrichum truncatum (Schewein) Andrus & Moore được phân lập từ cây Cỏ bị bệnh. Nuôi cấy thuần khiết nấm trên môi trường dinh dưỡng PDA sau 18 đến 22 ngày, sợi nấm hình thành bào tử vô tính. Sử dụng dung dịch bào tử vô tính với nồng độ 1 x 106 tế bào/ml để nhiễm vào cành và lá cây Cỏ lào (Eupatorium odoratum) và cây Mai Dương (Mimosa pigra). Sau 48h Cây Cỏ lào và Mai dương đã bị nhiễm bệnh với tỷ lệ 100%, mức độ bị bệnh tăng dần theo thời gian thí nghiệm, đạt mức độ bị bệnh cao nhất với chỉ số là2.4 đối với Cỏ lào và 3.6 đối với cây Mai dương. Kết quả nghiên cứu này rất có ý nghĩa lớn về kinh tế và môi trường cho việc kiểm soát cỏ dại ngoại lai xâm lấn trong các hệ sinh thái lâm nghiệp ởnước ta.

Từ khoá: Colletotrichum truncatum, Cỏ lào (Eupatorium odoratum), Mai Dương (Mimosa pigra).

MỞ ĐẦU

Một số loài động vật và vi sinh vật do nhiều nguyên nhân khác nhau đã được chuyển đến sống ở ngoài khu phân bố tự nhiên lâu đời trước đây của chúng, do không bị cạnh tranh hay có điều kiện sống thuận lợi, các loài mới du nhập có điều kiện sinh sôi, nẩy nở nhanh và bùng phát về số lượng lấn át, gây hại các sinh vật thuộc hệ sinh thái mới được gọi là các loài ngoại lai xâm hại ( IUCN, Việt Nam, 2003. Sinh vật ngoại lai xâm hại, sự xâm lăng thầm lặng. HAKI, Hà Nội). Hầu hết các hệ (hay một số hệ) sinh thái rừng nước ta kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng trong những năm gần đây đã bị xâm lấn bởi một số loài thực vật ngoại lai nguy hại. trong đó đáng chú ý nhất là câyCỏ lào (Eupatorium odoratum L.), cây Mai dương (Mimosa pigra L.) và một số loài cây khác. Cây Cỏ lào có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Mỹ, được thâm nhập vào Việt Nam và đã gây tác động không nhỏ tới sinh trưởng phát triển của rừng trồng và rừng tự nhiên. Cây Mai dương có nguồn gốc từ Trung và Nam Mỹ phát triển lan tràn không kiểm soát khắp mọi nơi, đặc biệt là các hệ sinh thái ngập và bán ngập nước, ven sông suối, ao hồ, trên các cánh đồng bỏ hoang và trên các kênh rạch, lấn át, thậm chí còn làm biến mất nhiều loài động thực vật bản địa. Điều này đã đe doạ và làm giảm nghiêm trọng đa dạng sinh học động thực vật, làm mất tính ổn định và cân bằng hệ sinh thái, gây tắc nghẽn dòng chảy, giảm dung lượng chứa nước của lòng hồ. Nghiên cứu các biện pháp phòng trừ các loài thực vật xâm lấn nguy hại là việc làm cần thiết nhằm hạn chế các tác hại và đưa ra giải pháp an toàn hiệu quả, hạn chế việc sử dụng diệt trừ hoá học đắt, nguy hiểm có hại cho môi trường và con người. Một trong những biện pháp phổ biến hữu hiệu hiện nay, được nhiều nước quan tâm nghiên cứu và khuyến khích áp dụng là biện pháp sinh học. Thuốc diệt cỏ sinh học là các loài nấm gây bệnh cho cây chủ có tính chất chuyên hoá, gây bệnh cho các loài cỏ dại nhưng không ảnh hưởng đến các loài cây trồng khác.

Cập nhật tại đây

Tin mới nhất

Các tin khác

[logo-slider]