Nguyễn Quang Dũng, Phạm Quang Thu
Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam
TÓM TẮT
Bạch đàn bị hại nghiêm trọng bởi các loài thuộc chi Quambalaria đã trở lên phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở Cộng hoà Nam Phi, Ôxtrâylia, Brasil, Uruguay, Trung Quốc và Thái Lan. Ở Việt Nam, hầu như chưa có những nghiên cứu về vấn đề này. Qua điều tra bệnh gần đây trên các khu rừng trồng và khu khảo nghiệm bạch đàn tuổi nhỏ ở các tỉnh phía Bắc Việt Nam cho thấy hiện tượng khô chồi, cành non và lá bạch đàn đã xuất hiện. Những triệu chứng giống với triệu chứng gây bệnh bởi các loài nấm thuộc chi Quambalaria. Yêu cầu đặt ra là phải xác định nguyên nhân gây bệnh đúng là do Quambalaria đã xuất hiện và gây hại cho các rừng trồng bạch đàn ở Việt Nam hay chưa và tìm giải pháp cho vấn đề cấp thiết này. Một trong những biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng của loại bệnh này là lựa chọn các loài/xuất xứ bạch đàn có khả năng kháng bênh. 18 loài bạch đàn gồm 23 xuất xứ được đưa vào xây dựng khảo nghiệm tại Việt Nam trong chương trình hợp tác giữa Phòng nghiên cứu Bảo vệ thực vật rừng với Trường Đại học Mudorch, Ôxtrâylia. Kết quả nghiên cứu cho thấy lần đầu tiên loài nấm gây khô ngọn và lá bạch đàn, Quambalaria sp.đã được tìm thấy ở Việt Nam. Ngoài ra, xác định được 12 xuất xứ của 10 loài bạch đàn có khả năng chống chịu tốt với Quambalaria sp.; 11 xuất xứcủa 10 loài bạch đàn mẫn cảm với Quambalaria sp.
Từ khoá: Bạch đàn, Quambalaria sp,, chống chịu, , loài, xuất xứ
MỞ ĐẦU
Bạch đàn hiện được trồng ở hầu khắp các tỉnh trung du, miền núi và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội ở Việt Nam, đặc biệt là đối với đời sống của bà con các tỉnh miền núi. Theo số liệu từ Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 2005, diện tích rừng bạch đàn loại là 348.002 ha, chiếm 23,7% tổng diện tích rừng trồng trong cả nước. Cây bạch đàn được chọn trồng rừng phổ biến như vậy là bởi bạch đàn có thể sống, sinh trưởng và phát triển trên nhiều vùng sinh thái khác nhau, đất trống đồi núi trọc, đất thoái hoá, cằn cỗi và nghèo dinh dưỡng. Hơn nữa, đây cũng là loài cây cho gỗ tốt, có giá trị kinh tế cao, có thị trường về nguyên liệu giấy và dăm xuất khẩu.Tuy nhiên, hiện nay tại một số rừng trồng bạch đàn đã xuất hiện một loài nấm lạ gây hại, đe doạ nguy hiểm cho sự sinh trưởng và phát triển của các rừng trồng bạch đàn ở Việt Nam. Dựa vào triệu chứng, bước đầu loài này được cho thuộc chi nấm Quambalaria.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Nghiên cứu xác định điều kiện gây trồng Keo tai tượng ở vùng trung tâm cung cấp gỗ lớn
- Thực trạng và giải pháp quản lý rừng và đất lâm nghiệp huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội
- Sinh khối cây cá thể và mối tương quan giữa các nhân tố điều tra của Thông mã vĩ (Pinus massoniana Lamb) trồng thuần loài trên các cấp đất khác nhau tại vùng Đông Bắc
- Bước đầu nghiên cứu bệnh hại một số loài bạch đàn nhập nội ở giai đoạn vườn ươm
- Hạn chế tác hại của sâu đục nõn Hypsipyla robusta (Moore) bằng biện pháp che bóng