Vũ Quang Nam1,2,3, Xia Nianhe2
(1. Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội
2. Viện Tthực vật Nam Trung Hoa,Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc,Quảng Châu5106503. Trường đào tạo Sau đại học, Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc, Bắc Kinh 100039)
TÓM TẮT
Giổi Sapa (Michelia velutina Candolle) được ghi nhận có phân bố chủ yếu ở Bhutan, Đông Bắc Ấn Độ, Nepal và Trung Quốc (Vân Nam và phía Nam Tây Tạng). Loài này lần đầu tiên được tìm thấy cho Việt Nam ở Sa Pa, tỉnh Lào Cai ở độ cao 1500m – 1650m trên mực nước biển. Các mẫu vật nghiên cứu mang cành, lá, hoa và quả hiện đang được lưu giữ tại các Phòng Tiêu bản thực vật của Trung tâm Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (VNM) và của Viện Sinh thái và Tài nguyên Sinh vật Hà Nội (HN). Trên cơ sở các đặc điểm hình thái của lá, hoa, quả và so sánh với các tiêu bản gốc Wallich 6493 tại Vườn Thực vật Hoàng gia Kew (K), Rock 6919 tại Vườn Thực vật New York (NY) và các tiêu bản tại Viện Thực vật Nam Trung Hoa, Quảng Châu (IBSC) cũng như đối chiếu với các bản mô tả gốc và các tài liệu về phân loại có liên quan, loài này được xác định là loài mới cho hệ thực vật Việt Nam.
Tin mới nhất
- Tạp chí Khoa học Lâm nghiệp
- Ảnh hưởng của mật độ và phân bón đến năng suất rừng trồng Keo lai 9,5 năm tuổi ở Quảng Trị
- Nghiên cứu đặc điểm đất đai tại khu vực loài Trúc đen (Phyllostachys nigra Munro) phân bố tại Sa Pa, Lào Cai
- Phân tích chỉ số đa dạng sinh học của thực vật thân gỗ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà - Tp. Đà Nẵng
- Nghiên cứu đa dạng di truyền cây Dầu rái (Dipterocarpus alatus Roxb.) bằng kỹ thuật RAPD
Các tin khác
- Thử nghiệm một số phương pháp điều tra tái sinh rừng tự nhiên
- Nghiên cứu sự thay đổi lớp phù thảm thực vật tại Vườn Quốc gia Bạch Mã, tỉnh Thừa Thiên Huế
- Nghiên cứu đánh giá khả năng sinh trưởng của loài bạch đàn E. camaldulensis, E. pellita và loài keo A. crassicarpa, A. crassicarpa, A. aulacocarpa trồng thử nghiệm 3 năm tuổi tại Trạm Mang Yang, tỉnh Gia Lai
- Một số kết quả nghiên cứu trồng rừng thâm canh bạch đàn tại Trung tâm Khoa học sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ
- Vai trò của rừng ngập mặn đối với nhận thức của người dân về quản lý sử dụng tài nguyên ven biển (Tại Bàng La - Đồ Sơn và Đại Hợp - Kiến Thuỵ, Hải Phòng)