Kết quả điều tra cây thuốc được đồng bào địa phương sử dụng ở Vườn quốc gia Cát Bà

Cao Hải Xuân Trung tâm phát triển Nông Lâm nghiệp cao Hải Phòng Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Thị Kim Thanh Đại học Quốc gia Hà Nội TÓM TẮT Hệ thực vật bậc cao có mạch được người dân làm thuốc ở Vườn quốc gia Cát Bà là khá phong phú và đa dạng. Đã thống kê được là 443 loài thuộc 335 chi 118 họ thực vật, chiếm 11,5% tổng số loài cây dùng làm thuốc ở Việt Nam, trong đó có 10 loài quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam, chiếm 2,3% tổng số loài được sử dụng làm thuốc ở Cát Bà. Các taxon bậc … [Read more...]

Kết quả chuẩn đoán dinh dưỡng qua hình thái của cây Chò chỉ

Đoàn Đình Tam Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Chế độ dinh dưỡng (N, P, K) ở giai đoạn vườn ươm có ảnh hưởng rất lớn tới hình thái và sinh trưởng, phát triển của cây Chò chỉ. Thiếu N làm cho cây sinh trưởng và phát triển chậm, lá non khô, cứng có màu xanh vàng từ đỉnh lá và từ ngoài vào trong sau đó bị rụng. Thiếu P, lá non màu xanh vàng, cứng, phiến lá nhăn, lá già có triệu chứng xoăn khô từ mép vào trong. Mặt của phiến lá xuất … [Read more...]

Ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật thâm canh đến rừng trồng Sở tại Đại Lải – Vĩnh Phúc

Hoàng Văn Thắng, Nguyễn Quang Khải Phòng Nghiên cứu Kỹ thuật Lâm sinh Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Kết quả thí nghiệm Giống Sở lấy từ Nghĩa Đàn – Nghệ An đem về trồng ở Đại Lải - Vĩnh Phúc bằng các biện pháp kỹ thuật thâm canh khác nhau như cày đất, bón phân (gồm phân chuồng hoai và phân NPK) và mật độ trồng hợp lý, sau 7,5 năm đã cho quả tương đối ổn định và có hàm lượng dầu cao hơn hẳn so với các cây mẹ ở Nghĩa Đàn. Trong các công thức thí nghiệm thì công thức bón lót 3kg … [Read more...]

Kết quả nghiên cứu nhân giống cây Ươi (Scaphium lychnophorum (Hance) Pierre)

Trần Hữu Biển Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Cây Ươi thuộc họ Trôm, là loài cây bản địa, phân bố rải rác trong rừng tự nhiên thuộc một số tỉnh miền Trung, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Nam Bộ đã tiến hành nghiên cứu nhân giống vô tính (hom, chiết) cho loài Ươi, thí nghiệm bao gồm 4 nghiệm thức xử lý thuốc kích thích ra rễ IBA - Indol Butyric Acid (0, 100, 200, 300ppm) với 3 lần lặp lại. … [Read more...]

Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng làm cơ sở đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm phục hồi rừng tại khu bảo tồn Copia, Thuận Châu, Sơn La

Nguyễn Tiến Dũng Khoa Lâm nghiệp Đại học Tây Bắc TÓM TẮT Cấu trúc rừng là sự sắp xếp các tổ chức nội bộ các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái rừng. Cấu trúc rừng bao gồm: Cấu trúc sinh thái ,Cấu trúc hình thái, Cấu trúc thời gian.Rừng thứ sinh nhiệt đới có cấu trúc rất phức tạp, nó tuỳ thuộc vào mức độ tác động của con người. Trong công tác khoanh nuôi phục hồi rừng, để rút ngắn thời gian phục hồi rừng và đạt được hiệu quả mong muốn, Việc nghiên cứu cấu trúc rừng là việc làm hết … [Read more...]

Kết quả bước đầu nghiên cứu cải tiến nhà giâm hom cây giống lâm nghiệp

Lê xuân Phúc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Nhân giống cây rừng bằng hom là một trong những giải pháp tốt và được sử dụng rông rãi để đáp ứng nhu cầu nguồn giống có chất lượng cao, số lượng lớn cho sản xuất lâm nghiệp ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Do thời tiết ở các tỉnh phía Bắc rất khắc nghiệt nên các nhà giâm hom hiện có trong vùng chỉ giâm hom hiệu quả khi thời tiết thuận lợi. Bài báo này nói về kết quả bước đầu nghiên cứu cải tiến một số kết cấu của nhà giâm hom nhằm … [Read more...]

Đánh giá chất lượng nhựa Thông caribê (Pinus caribaea) tại Đại Lải

Nguyễn Văn Dưỡng Phan Thị Bình, Nguyễn Thị Hải Trung tâmNghiên cứu Lâm Đặc sản Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Thông caribê là loài cây ngoại lai có tiềm năng được đưa vào trồng thử nghiệm tại một số địa phương ở Việt Nam từ năm 1963. Nghiên cứu được tiến hành đối với Thông caribaea 25 tuổi trồng tại Trung tâm Khoa học Sản xuất Đông Bắc Bộ, Đại Lải, Vĩnh Phúc . Kết quả nghiên cứu cho thấy tổng hàm lượng các chất dầu nhựa có trong gỗ Thông caribê cao. Chất lượng nhựa … [Read more...]

Kỹ thuật trồng cây Cọc dậu

Đặng Văn Thuyết Phòng Kế hoạch Khoa học Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam Tên khác: Cọc dậu, đậu cọc rào, đậu mè, dầu mè Tên khoa học: Jatropha curcas L.; Rurpaganas Medik. Họ thực vật: Thầu dầu (Euphorbiaceae) CÔNG DỤNG Là cây đa tác dụng và rất gần gũi với bà con nông dân từ vùng thấp đến vùng cao hầu khắp các nước vùng nhiệt đới. Thường được trồng làm hàng rào xanh nhờ rất dễ sống, mọc nhanh có nhựa mủ mà gia súc không ăn hoặc phá hoại. Các bộ phận của cây được dùng làm … [Read more...]

Nghiên cứu một số đặc tính của chế phẩm bảo quản lâm sản từ dầu vỏ hạt Điều

Bùi Văn Ái Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Dầu vỏ hạt Điều là sản phẩm phụ thu hồi trong quá trình chế biến hạt Điều với tỉ lệ khoảng 10 – 15% trọng lượng hạt. Một trong những hướng nghiên cứu là sử dụng nguyên liệu này làm chế phẩm bảo quản lâm sản.Dầu vỏ hạt Điều được hoạt hoá bằng cách sục khí Clo để nâng cao hiệu lực phòng chống côn trùng hại lâm sản. Các nghiên cứu tiếp theo đã lựa chọn dầu diezen làm loại dung môi để tạo chế phẩm bảo quản lâm sản dạng lỏng. Một số đặc tính … [Read more...]

Bước đầu nghiên cứu nâng cao khối lượng thể tích gỗ Hông ( Paulownia fortunei)

Bùi Duy Ngọc, Nguyễn Đình Hợi Nguyễn Thị Minh Xuân Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Gỗ Hông có ưu điểm là ít bị cong vênh, biến dạng… nhưng không được ưa chuộng sử dụng trong gia công chế biến bởi vì: gỗ Hông nhẹ, xốp, không làm được các sản phẩm có tính chịu lực cao. Để khắc phục nhược điểm nhẹ xốp của gỗ Hông, tiến hành nghiên cứu thăm dò nâng cao khối lượng thể tích. Khi dùng keo P – F để tẩm vào gỗ hông (tẩm bằng áp lực) sau đó ép nhiệt, các mẫu thí nghiệm trước khi ép có … [Read more...]

[logo-slider]